- Thể hiện ở vai trò quản lý của Nhà nước trong đầy tư. Nhà nước xác định
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng hệ thống các cơ chế chính sách
để hướng dẫn thực hiện các mục tiêu pt KTXH trong từng thời kỳ, phát huy
được tính chủ động sang rạo của các cơ sở.
-Thể hiện ở chính sách đối với người lao động trong đầu tư, chính sách bảo
vệ môi trường, chính sách bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung.
-Thể hiện ở việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cân
bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, giữa yêu cầu
phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư.
* Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong công tác quản lý đầu tư:
Khi áp dụng nguyên tắc này hoạt động đầu tư sẽ thực hiện được đúng các
mục tiêu cả về vi mô và vĩ mô vì nó xuất phát từ đòi hỏi khách quan: kinh tế
quyết định chính trị, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Nó tác
động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển kịnh tế. Ngoài ra sự kết hợp hài
hòa mới tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và đồng thời nó thể hiện một
mặt giữa sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị
* Thực tiễn ở Việt Nam:
- Ở Việt Nam, chính trị và kinh tế không thể tách rời nhau vì chính sách của
Đảng là cơ sỏ của mọi biện pháp lãnh đạo và hướng dẫn sự phát triển không
ngừng của nền KT.
- Đảng vạch ra đường lối, chủ trương phát triển KTXH. Đảng chỉ rõ con
đường, biện pháp, phương tiện để thực hiện đường lối, phương tiện, chủ
trương đã vạch ra.
- Đảng phải động viên được đông đảo quần chúng đoàn kết, nhất trí thực
hiện đường lối, chủ trương đã đặt ra.
- Nhà nước phải biến chủ trương, đường lối của Đảng thành KH và triển
khai, giám sát việc thực hiện KH
-Nước ta đổi mới kinh tế đi trước một bước, từng bước đổi mới hệ thống
chính trị, ổn định chính trị. Vấn đề đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cho
phù hợp với nhau và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế là vấn đề
trọng tâm của nước ta trong 20 năm đổi mới, và hiện nay nền kinh tế và tình
hình chính trị của chúng ta được đảm bảo thống nhất và là một trong những
thuận lợi của nước ta so với nhiều cường quốc trên thế giới.
2.Nguyên tắc tập trung dân chủ
* Quản lý hoạt động đầu tư vừa phải đảm bảo nguyên tắc tập trung lại vừa
phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý
đầu tư cần phải theo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm đồng thời phát
huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư.
*Biểu hiện của nguyên tắc tập trung: