H1.5 Công thức cấu tạo của Lamivudine. H1.6 Công thức cấu tạo 3D của Lamivudine.
Lamivudine thuộc nhóm thuốc Nucleosides analogues tức là nhóm có cấu trúc tương
tự tương tự Purine hay pyrimidine, nó làm ngăn chặn quá trình tổng hợp DNA của virus bằng
cách gắn kết vào DNA polymerase của Virus. Thuốc rất an toàn , dễ dung nạp và ít hại cho tế
bào. Tuy nhiên khả năng làm mất cccDNA thì không bền vững , vì vậy phải duy trì thuốc trong
thời gian dài.
Cơ chế tác động: Cơ chế tác động chủ yếu của Lamivudine bao gồm sự ức chế tổng
hợp DNA virus. Tác động này xảy ra chủ yếu qua sự kết hợp vào HBV DNA vừa mới tổng hợp,
gây kết thúc chuỗi tiến trình tổng hợp. Sự ức chế tương tranh trên DNA polymerase mã hóa
DHBV cũng đã được chứng minh. Lamivudine là một chất ức chế cạnh tranh yếu trên DNA
polymerase của tế bào người bệnh và không làm kết thúc chuỗi tổng hợp DNA của tế bào người
bệnh. Lamivudine không ức chế trực tiếp sự tổng hợp protein của virus, tuy nhiên việc giảm
tổng hợp protein virus là hậu quả của sự ức chế tổng hợp DNA virus. Nhất quán với cơ chế này,
việc giảm HBeAg và HBsAg trong huyết thanh ở bệnh nhân xảy ra chậm hơn nhiều so với giảm
virus trong máu.( HbeAg: kháng nguyên nội sinh nếu có trong máu bệnh nhân đang có khả năng
lây rất cao. HbsAg: kháng nguyên bề mặt thuộc lớp vỏ của HBV - dùng trong xét nghiệm máu
để biết có HBV trong cơ thể).
Zeffix cần có sự phosphoryl hóa nội bào để thể hiện tác động kháng virus. Vì vậy,
khả năng kháng virus của nó liên hệ chặt chẽ với hàm lượng Zeffix triphosphate sản sinh trong
tế bào nhiễm HBV. Khi ở trong các lympho bào máu ngoại vi, Zeffix được phosphoryl hóa
thành dẫn xuất 5'-triphosphate ở các tế bào.
I.4 Nguyên nhân hiện tượng kháng thuốc Lamivudine:
Việc lạm dụng thuốc điều trị, cũng như việc sử dụng thuốc lâu dài ở các bệnh nhân
viêm gan mãn tính gây ra hiện tượng kháng thuốc ở virus HBV. Đây là một hiện tượng nguy