Kế toán công ty
Trang 4
thứ XVII, mô hình công ty đối vốn mới ra đời, cũng tại châu Âu. Đây là thời kì mà các
thương gia bắt đầu chuyển hướng và mở rộng kinh doanh sang các thị trường mới,
chính là các lục địa mới phát hiện. Việc khai phá các thị trường mới ở các châu lục và
vùng đất mới đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, vượt xa khả năng tài chính của một cá
nhân hay thậm chỉ của vài thương gia gộp lại. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời của một
loạt các công ty được góp vốn bởi rất nhiều nhà đầu tư, với mức vốn và hình thức góp
vốn khác nhau. Một vài công ty khá nối tiếng như Dusch East Indies Company của Hà
Lan và East india Company của Vương quốc Anh cũng được thành lập trong gia đoạn
này. Các công ty này không chỉ góp phần trong sự phát triển kinh tế của Hà Lan hay
Anh quốc, mà còn có vai trò rất lớn trong sự phát triển thương mại của Thế giới.
Một điểm mốc quan trọng trong lịch sử hình thành của các công ty chính là
cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỉ thứ XIX và sự phát triển của hệ thống giao
thông đường sắt. Chính điều này đã tạo ra sự thúc đẩy cho sự hình thành các công ty,
bởi trong xu thế này, một thương vụ hay một khoản đầu tư đều đòi hỏi một lượng vốn
rất lớn. Nhiều loại hình công ty được hình thành trong giai đoạn này, và các mô hình
công ty đã chính thức có được sự thừa nhận của luật pháp và xã hội từng nước. Bên
cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng về mặt pháp lý trong quá trình hình thành các công
ty cũng được luật pháp ghi nhận, đó là Trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư. Trách
nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư được giới hạn trong phạm vi số vốn đã đầu tư vào
công ty. Nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào công ty vì trong trường hợp xấu nhất
khi công ty thất bại hoặc phá sản, họ cũng chỉ mất tối đa là số vốn đã đầu tư, tài sản cá
nhân của nhà đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng gì. Điều này cho thấy đã có sự tách biệt
giữa tài sản, vốn của công ty với tài sản cá nhân của nhà đầu tư trong vấn đề chịu trách
nhiệm về các khoản nợ phải trả. Mô hình công ty đối vốn hoàn chỉnh đã xuất hiện
chính từ những yếu tố pháp lý này.
Các vấn đề mới trong hoạt động của các công ty cũng bắt đầu phát sinh, đó là
các vấn đề: nhu cầu kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính của công ty, sự chuyển
nhượng sở hữu về vốn đầu tư, các vấn đề liên quan đến thời gian hoạt động của công
ty, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu cổ phần và sự ảnh hưởng của cổ phần khi
biểu quyết (do các nhà đầu tư không chỉ là các cá nhân mà có thể là các công ty
khác)… Những vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp cùng với sự phát triển của nền
kinh tế và sự phát triển của các loại hình công ty... đòi hỏi luật pháp của từng quốc gia
cần có những Luật, quy định cụ thể nhằm điều chỉnh sự thành lập, hoạt động của các
công ty. Cho đến nay hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều có luật công ty, hay Luật
doanh nghiệp nhằm điều chỉnh vấn đề này.
1.1.2. Phân loại công ty, đặc điểm kinh tế - pháp lý của công ty có ảnh hưởng đến
hạch toán kế toán.