Kế toán được coi là một công cụ trợ giúp trong việc phản ánh quản lý trên góc độ tài
chính các hoạt động kinh tế. Trong thời kỳ Phục Hưng Fraluca Pacioli đã phát minh nguyên
tắc ghi sổ kép (double entry) phục vụ cho phản ánh các tài khoán thương mại ở Ý vào thế kỷ
XIV. Từ đó, ghi sổ kép đã thâm nhập vào Đức, Pháp sau đó tới Anh (trung tấm thế giới vào
giữa thế kỷ XVII, XVIII). Những sự đầu tư của nước này vào công nghiệp, bảo hiểm và
đường sắt của các nước Bắc Mỹ đồng thời đã kéo theo ảnh hưởng kế toán của Anh tới khu
vực. Trong thời kỳ này, kế toán Hà Lan đã ảnh hưởng tới Indonesia và Nam Phi. Thời kỳ này,
ảnh hưởng từ các nước Châu Âu lan tỏa ra toàn thế giới, từ Tây Ban Nha tới các quốc gia
Châu Mỹ - La tinh. Gần đây, với uy thế về kinh tế của mình, Mỹ trở thành nước đầu tiên phát
triển nguyên lý kế toán và xuất khẩu các mô hình báo cáo tài chính của quốc gia này ra toàn
thế giới.
Sự phát triển của kế toán ở các nước thường diễn ra sự khác nhau về quy định và thực
hành kế toán. Khi mà các hệ thống kinh tế và các điều kiện thương mại khác nhau từ nước
này sang nước khác thì mô hình và phương pháp kế toán cũng khác nhau. Các nhân tố ảnh
hưởng là mức độ tập trung về kinh tế, mức độ kiểm soát của nhà nước đối với doanh nghiệp,
bản chất của các hoạt động kinh tế từ xã hội quân bình đơn giản tới các doanh nghiệp kinh
doanh tổng hợp, giai đoạn phát triển kinh tế, sự phát triển kinh tế của các nước châu Á...
1.2 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN QUỐC TẾ.
1.2.1 Sự cần thiết của các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Tính đa dạng của kế toán tồn tại ngay tại mỗi quốc gia. Trong khi truyền thống và
kinh nghiệm của các quốc gia khác nhau dẫn tới sự phát triển khác nhau của các mô hình báo
cáo tài chính, thì sức ép của sự phát triển mạnh mẽ trong môi trường toàn cầu hóa là bằng
chứng cho sự cần thiết phải thay đổi nền kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế. Những thay đổi
lớn trong thực tiễn kinh doanh từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đã làm các nhu cầu về quốc
tế hóa công tác kế toán và kiểm toán. Những thay đổi này được tìm thấy chủ yếu trong trong
tiến trình phát triển của các công ty đa quốc gia và gần đây là thị trường vốn quốc tế. Điều
này làm nảy sinh một loạt những vấn đề có tính chất nghề nghiệp.
Các công ty đa quốc gia phát triển nhanh chóng trong vòng 25 năm qua. Các công ty
này đóng vai trò chủ đạo trong nhiều phân đoạn thị trường, ảnh hưởng tới hầu hết các quốc
gia, mỗi chính phủ và mỗi cá nhân. Về khía cạnh kế toán, sự phức tạp trong việc điều hành
các hoạt động kinh doanh quốc tế vượt qua biên giới một quốc gia; cùng với sự khác nhau về
các nguyên tắc kinh doanh (thường khác nhau về các phương pháp kế toán), làm nảy sinh
những thách thức cho các nhà kế toán và các chuyên gia hoạch định các nguyên tắc kế toán
và kiểm toán. Một số những phức tạp chủ yếu mà các nhà kế toán đang đối mặt chính là do
bản chất của các công ty đa quốc gia khổng lồ này. Sự đa dạng trong các nguyên tắc kế toán,
kiểm toán và thuế có thể ảnh hưởng tới khả năng của các công ty trong việc chuẩn bị các
thông tin báo cáo tài chính cần thiết cho việc phân tích một cách cẩn thận các cơ hội đầu tư.
Các công ty càng hoạt động ở nhiều nước khác nhau thì sự phức tạp đó càng gia tăng.
Sự khác nhau trong cách thức tiếp cận về kế toán và các báo cáo tài chính ở một số
nước được nhấn mạnh ở đây. Chẳng hạn, nhiều công ty của Mỹ phàn nàn về khó khăn trong
cạnh tranh chỉ do nguyên tắc kế toán của Mỹ đối với lợi thế thương mại (goodwill). Các công
ty tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán của hầu hết các nước Châu Âu, kể cả Anh không cần
phải khấu hao lợi thế thương mại vì chúng đã được tính vào vốn chủ sở hữu tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ. Hoặc các vấn đề kế toán và báo cáo tài chính có tính quốc tế khác như những
điều chỉnh về kế toán lạm phát, kế toán chênh lệch thuế, chuyển đổi các báo cáo tài chính của
các công ty con ở nước ngoài... cũng tạo ra những khó khăn cho một số công ty. Tất cả sự