Nếu bạn đang nghĩ rằng thông điệp của bạn sẽ thực sự khó khăn để xuất hiện và được để ý trên truyền thông xã hội, thì bạn đúng rồi đấy!
Và giờ đây, thử thách lại càng khắc nghiệt hơn.
Số lượng kênh, mạng lưới xã hội và các loại hình truyền thông đang bùng nổ mạnh mẽ. Dữ liệu được tạo ra bởi những nhà xuất bản cá nhân đang cạnh tranh với các phương tiện truyền thông truyền thống.
Sự sáng tạo và chia sẻ đều tốn thời gian. Nhưng thời gian lại là một nguồn lực bị hạn chế.
Làm thế nào để bạn có thể cạnh tranh và thu hút được sự chú ý trong một thế giới dễ dàng bị phân tâm hơn bao giờ hết?
Thích ứng với những kênh truyền thông mới và kênh giao tiếp mới là vô cùng quan trọng. Không chỉ kênh mà còn là cả những thiết bị mới. Thay vì việc đưa một bưu phẩm tận tay, giờ đây có nhiều hình thức khác nhờ điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, các thiết bị thông minh… và chúng ta phải tối ưu hoá thông điệp mà chúng ta truyền tải thông qua những hình thức đó.
Vậy làm thế nào để một doanh nghiệp, một PR agency hay một người làm truyền thông chuyên nghiệp có thể thay đổi theo sự vận động mới này, từ thói quen đọc tin vào 7 giờ sáng chuyển sang những môi trường tin tức náo nhiệt và sôi động luôn cập nhật 24/7 trong thế giới kỹ thuật số không bao giờ ngủ? Chẳng có cách nào khác, là phải tiến hoá. Tiến hoá, cập nhật và không ngừng học hỏi. Công nghệ là con dao hai lưỡi, mang tới nhiều cơ hội nhưng cũng là các thách thức. Thử thách không chỉ dừng ở việc “tiến hoá” mà còn phải sáng tạo không ngừng. Những thói quen cũ sẽ chết.
PR là truyền đi những thông điệp, những nội dung bằng các phương tiệu khác nhau. Các kênh truyền thông đang thay đổi, không ngoài gì khác bởi công nghệ. Nhưng thông điệp của PR vẫn cần chạm tới trái tim và tâm trí công chúng.
Truyền thông ngày nay, cũng là sự lộn xộn, là bị phân tán. Nó còn dễ dàng bị khuyếch tán bởi nền tảng truyền thông xã hội, nơi đã biến mỗi cá nhân trở thành một nhà xuất bản kiêm phóng viên ảo.
Sự dân chủ của việc xuất bản và tiếp thị, giờ đây, chính là sử chuyển đổi năng lượng từ “người gác cổng” (gatekeepers) sang người sáng tạo.