Bài khấn cúng phóng sinh
1. Lễ cúng phóng sinh
Đạo Phật quan niệm, phóng sinh tức là người có thiện tâm nhìn thấy chúng sinh bị bắt
nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại thì phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc, giải thoát,
phóng thích, cứu mạng sống của chúng sinh.
Việc phóng sinh nên thành tâm làm phúc, cứu khổ, cứu nạn và ngẫu nhiên chứ không
nên định sẵn và có thể làm quanh năm chứ không cứ dịp Rằm tháng Bảy hay cúng
ông Công Ông Táo.
Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì
hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia
đình, không bắt buộc.
2. Lễ vật cần phải chuẩn bị trước khi đọc văn khấn phóng sinh
Cúng phóng sinh có thể lựa chọn bất kỳ loài vật nào tuy nhiên một trong những loài
được phóng sanh nhiều nhất chính là cá, cua, tôm…Đặc biệt, người dân nên hạn chế
phóng sanh các loài rùa tai đỏ hay các loài cá gây hại khác xuống các khu vực ao hồ.
Bởi chúng có thể tàn phá môi trường sống của các sinh vật tại những nơi đó. Lễ vật
chuẩn bị trước khi đọc văn khấn phóng sinh cần phải được làm bằng cái tâm. Tức sâu
trong tâm người cúng phải muốn những loài này được tự do cũng như trở về với tự
nhiên.
3. Một số lưu ý khi đọc văn khấn phóng sinh
Ý nghĩa nhân văn đằng sau việc đọc văn khấn phóng sinh chính là thể hiện sự nhân
hậu cũng như các loài đều bình đẳng như nhau. Tuy nhiên, lợi dụng sự tín tâm cũng
như lòng từ bi của nhiều phật tử có một số đối tượng đã mở dịch vụ buôn bán chim,
thú, cua, cá… để bán cho những người muốn phóng sanh. Đơn cử như hành động
bơm thuốc mê và chim để sau khi phóng sanh chim không còn đủ sức để bay và
nhanh chóng bị bắt lại bán cho những người khác. Đây là tình trạng thường xuyên xảy
ra tại các khu vực lễ hội trước cổng đình cổng chùa…Thiết nghĩ các cơ quan chức
năng nên có những biện pháp răn đe cũng như xóa bỏ tệ nạn trên
Theo quan điểm của đạo phật văn khấn phóng sinh thể hiện khát khao của người đọc
muốn được giải thoát cho những loài vật bị giam nhốt. Việc làm sẽ vô cùng ý nghĩa