DANH MỤC TÀI LIỆU
BÁO CÁO XKN VIỆT NAM 2017 - P2
73
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017
CHƯƠNG IV:
THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU
74
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017
I. THỊ TRƯỜNG CHÂU Á
1. Tình hình xuất nhập khẩu chung
Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước
thuộc khu vực Châu Á đạt 283,6 tỷ USD, tăng 25,97% so với năm 2016,
chiếm 66,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Châu Á đạt 112,78
tỷ USD, tăng 32% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 52,7% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhập khẩu đạt 170,8 tỷ USD, tăng 22,3%
so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 81% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của
Việt Nam. Nhập siêu từ khu vực Châu Á năm 2017 là 58,06 tỷ USD, tăng
6,9% so với năm 2016.
Năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam sang các khu vực thị trường tại
Châu Á đều tăng so với năm 2016, cụ thể: xuất khẩu sang khu vực Đông
Bắc Á (Nhật Bản Hàn Quốc, các thị trường tiếng Trung) tăng 28,1%,
Đông Nam Á (10 nước ASEAN) tăng 19,7%, Tây Á tăng 8,0% Nam Á
tăng 37,9%.
Xét về tỷ trọng cấu khu vực thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam
tại Châu Á, thị trường Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 75%), tiếp
đến thị trường ASEAN chiếm tỷ trọng 17,5%. Hai thị trường Tây Á
Nam Á chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 4% và 3,3%.
Biểu đồ 6: Cơ cấu thị trường XNK của Việt Nam tại khu vực Châu Á
Biu  6: C c
u th tr
Biu  7: C c
u xu
ông Nam
Á, 17.50%
Tây Á, 4.00%
tr
ng XNK ca Vit Nam ti khu v
c Châu Á
u xut khu h
àng hóa sang Hoa K
nm 2017
Ngu
ông Bc
Á, 75.20%
Tây Á, 4.00%
Nam
Á, 3.30%
c Châu Á
m 2017
ng cc Hi quan
c
Á, 75.20%
2. Xuất nhập khẩu với một số thị trường
2.1. Khu vực Đông Bắc Á
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực Đông Bắc
Á năm 2017 đạt 213,2 tỷ USD, tăng 28,15% so với năm 2016. Trong đó,
xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á đạt 77,3 tỷ USD, tăng
75
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017
37,03% so với năm 2016; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực
Đông Bắc Á đạt khoảng 135,9 tỷ USD, tăng 23,6% so với năm 2016. Như
vậy, mặc tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu nhưng
Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ khu vực Đông Bắc Á với mức nhập siêu
vào khoảng 58,6 tỷ USD.
Về xuất khẩu, cả 5 thị trường trong khu vực Đông Bắc Á đều có tốc độ
tăng kim ngạch xuất khẩu ở mức 2 con số. Cụ thể: Trung Quốc tăng 61,5%
so với năm 2016, Nhật Bản tăng 14,8%, Hàn Quốc tăng 30%, Hồng Kông
tăng 24,6%, Đài Loan tăng 13,3%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang khu vực Đông Bắc Á là: Điện
thoại linh kiện (đạt 14,5 tỷ USD, tăng 149% so với năm 2016); máy vi
tính, sản phẩm điện tử linh kiện (đạt 11,5 tỷ USD, tăng 48%); hàng dệt,
may (đạt 7,3 tỷ USD, tăng 12,5%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
khác (đạt 5,5 tỷ USD, tăng 28,2%).
Về nhập khẩu, cả 5 thị trường trong khu vực Đông Bắc Á đều kim
ngạch nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng nhập khẩu thấp hơn tốc độ
tăng xuất khẩu, ngoại trừ thị trường Hàn Quốc. Cụ thể: Trung Quốc tăng
16,41% so với năm 2016, Nhật Bản tăng 10,15%, Hàn Quốc tăng 45,3%,
Hồng Kông tăng 11,06%, Đài Loan tăng 13,1%.
Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất, theo thứ tự là máy vi
tính, sản phẩm điện tử linh kiện (đạt 29,7 tỷ USD, tăng 43,56% so với
năm 2016); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 25,4 tỷ USD,
tăng 21,1%); điện thoại và linh kiện (đạt 15,3 tỷ USD, tăng 54,2%); vải các
loại (đạt 10,6 tỷ USD, tăng 8,3%).
2.1.1. Trung Quốc
Tình hình xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2017 đạt 35,46 tỷ USD,
tăng 61,49%. Các mặt hàng kim ngạch lớn tăng trưởng cao trong năm
2017 tập trung nhóm điện tử, công nghệ như: máy vi tính, sản phẩm điện
tử linh kiện (đạt trên 6,86 tỷ USD, tăng 69,04%); điện thoại linh kiện
(đạt 7,15 USD, tăng 793,8%); máy ảnh, máy quay phim linh kiện (đạt
2,08 tỷ USD, tăng 25,8%), ... Ngoài ra, mặt hàng rau quả và thủy sản cũng
sự tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt trên 2,65 tỷ USD (tăng 52,4%) 1,09
tỷ USD (tăng 59,4%).
Xu hướng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung
Quốc là tích cực trong những năm gần đây. Do Trung Quốc thực sự có nhu
cầu hàng nông sản Việt Nam chất lượng khá tốt, giá cả hợp nên
thu hút được doanh nghiệp Trung Quốc thu mua và được người tiêu dùng
Trung Quốc ưa chuộng.
Kinh tế Trung Quốc năm 2017 duy trì tăng trưởng cao, nhu cầu
76
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017
nhập khẩu nông sản, thủy sản phục vụ sản xuất tiêu dùng tăng,...
đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản của
Việt Nam sang thị trường này, đặc biệt là cá tra, tôm (tôm sú, tôm thẻ
chân trắng), trái cây tươi (thanh long, dưa hấu, xoài, chuối), gạo, phê,
điều, cao su, tiêu.
- Mặt hàng gạo: Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế
giới với các đối tác chính Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Pakistan,...
Trung Quốc hiện cũng thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt
Nam với kim ngạch năm 2017 đạt 2,29 triệu tấn, trị giá đạt trên 1,026 tỷ
USD, tăng 31,8% về lượng và 31,3% về trị giá so với năm 2016.
- Thủy sản: Mặc dù Trung Quốc là nước có sản lượng thủy hải sản lớn
nhất thế giới và xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, tuy nhiên thủy hải
sản nhập khẩu cũng rất được ưa chuộng. Trong thời gian qua, ngoài các
mặt hàng truyền thống như: tôm đông lạnh, tôm sú sống, mực, bạch tuộc…
thì tra ba sa của Việt Nam cũng đang tiêu thụ tốt tại thị trường
này. Năm 2017, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt trên 1,087 tỷ
USD, tăng 59,37% so với năm 2016.
- Trái cây: Trong thời gian qua, nhu cầu của Trung Quốc với các sản
phẩm trái cây nhiệt đới nhập khẩu như: thanh long, vải, nhãn, xoài, sầu
riêng vẫn không ngừng tăng. Tính chung giá trị xuất khẩu rau quả sang
Trung Quốc cả năm 2017 đã đạt 2,65 tỷ USD, tăng 52,44%.
Hiện nay, th trường Trung Quc đang nâng cao c u cầu về chất ợng
sản phm, theo đó, tăng ờng qun khu vực bn giới, thắt chặt kiểm dịch
và quản chất ợng ng nhp khẩu, truyền tng ng cao nhận thức cho
doanh nghiệp và người tu dùng về vệ sinh an tn thực phẩm. Trung Quốc
77
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017
dkiến sẽ áp dụng từ ngày 01/10/2019 việc u cầu c ng thực phẩm
nhập khẩu đều phải có chứng thư xuất khẩu đi kèm.
Tình hình nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2017 là 58,23
tỷ USD, tăng 16,41% so với 2016. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt
Nam từ Trung Quốc trong năm 2017 đã có sự sụt giảm đáng kể so với các
năm gần đây, trong khi đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang
Trung Quốc sự tăng trưởng tốt. Kết quả này đã góp phần làm giảm đáng
kể nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc trong khi quy thương mại
ngày càng được mở rộng. Năm 2017, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường
Trung Quốc đạt 22,76 tỷ USD, giảm 18,86% so với năm 2016.
2.1.2. Nhật Bản
Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Nhật
Bản đạt 33,4 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2016. Việt Nam xuất siêu
sang Nhật Bản khoảng 249 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 16,8 tỷ USD,
tăng 14,8% so năm 2016. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam sang Nhật Bản đều ghi nhận sự tăng trưởng, bao gồm: hàng dệt,
may (đạt 3,1 tỷ USD, tăng 7,3%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (đạt
1,7 tỷ USD, tăng 9,9%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 2,2 tỷ USD,
tăng 13,9%); hàng thủy sản (đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18,6%), gỗ và sản phẩm
gỗ (đạt 1 tỷ USD, tăng 4,4%).
Cả 4 nhóm hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đều tốc độ tăng trưởng
2 con số: nhóm hàng chế biến, chế tạo (đạt 12,9 tỷ USD, tăng 12,6%);
nông thủy sản đạt (1,7 tỷ USD, tăng 17,9%); vật liệu xây dựng (đạt
676,9 triệu USD, tăng 30,2%); nhiên liệu, khoáng sản (đạt 466,2 triệu
USD, tăng 90,3%).
Trong năm 2017, Việt Nam đã thêm một số mặt hàng được phép xuất
khẩu vào thị trường Nhật Bản, bao gồm: thanh long ruột đỏ dạng quả tươi
(tháng 1/2017); thịt đã qua chế biến nhiệt (tháng 8/2017); sữa (tháng
11/2017).
Tình hình nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 16,6 tỷ USD,
tăng 10,1% so với năm 2016. Các mặt hàng nhập khẩu kim ngạch lớn là:
máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (đạt 4,3 tỷ USD, tăng 2,2%);
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13,4%);
sắt thép các loại (đạt 1,4 tỷ USD, tăng 17,2%), sản phẩm từ chất dẻo (đạt
795,2 triệu USD, tăng 20,5%).
78
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2017
Nhập khẩu tăng chủ yếu những mặt hàng nhập khẩu đầu vào cho sản
xuất, tương ứng với việc nguồn vốn đầu trực tiếp của Nhật Bản vào Việt
Nam tiếp tục được giữ mức cao (đứng thứ 2 trong năm 2017 về cả vốn đầu
tư mới và vốn lũy kế).
Quy định mới về quản lý nhập khẩu
Kể từ ngày 1/4/2017, Nhật Bản áp dụng sửa đổi Quy định ghi nhãn mác
đối với sản phẩm dệt may (bao gồm cả hàng nhập khẩu). Theo đó, việc ghi
gắn nhãn bắt buộc đối với một số nhóm hàng sẽ sửa đổi so với các quy
định hiện hành (gồm Luật Ghi nhãn chất lượng hàng gia dụng số 104 năm
1962 Quy chuẩn về ghi nhãn chất lượng hàng dệt may hiệu lực từ
năm 1963 sửa đổi nhiều lần, bản hiện hành sửa năm 2015). Các thay
đổi cụ thể như sau:
(1) Bổ sung việc ghi nhãn thành phần vải lót quần.
(2) Bổ sung việc ghi gắn nhãn thành phần hướng dẫn giặt
(nhãn care) đối với sản phẩm thuộc phân loại dệt may (không gắn thêm
nhãn nếu sản phẩm dễ bị ảnh hưởng chất lượng bởi việc gắn mác).
(3) Bổ sung việc ghi hướng dẫn giặt vào nhãn của sản phẩm khăn
quàng cổ (không gắn thêm nhãn nếu sản phẩm dễ bị ảnh hưởng chất lượng
bởi việc gắn mác).
(4) Bổ sung việc ghi nhãn thành phần cho lõi chăn.
(5) Sửa đổi thống nhất một số cách ghi tên thành phần xơ sợi trên
nhãn.
2.1.3. Hàn Quốc
Thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc trong năm 2017 có nhiều
yếu tố thuận lợi. Kinh tế Hàn Quốc những dấu hiệu phục hồi sau một
thời gian dài tăng trưởng chậm. Sức mua và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa
tăng cao hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đang đẩy mạnh chính
sách hướng nam, đưa giao dịch thương mại giữa Hàn Quốc - ASEAN lên
ngang bằng với Trung Quốc.
Trong năm 2017, Hàn Quốc tiếp tục đẩy mạnh đầu sang Việt Nam
tìm nguồn hàng nhập khẩu, gia công từ Việt Nam. Các tập đoàn phân
phối bán lẻ chế biến thực phẩm lớn của Hàn Quốc như Emart, Lotte, CJ
đều đã có hiện diện tại Việt Nam và có bộ phận mua hàng thường trực tại
Việt Nam nên các doanh nghiệp Việt Nam thể tiếp cận trực tiếp hơn đến
các hệ thống phân phối bán lẻ của Hàn Quốc.
Kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường Hàn Quốc năm 2017 cũng có
thuận lợi từ những ưu đãi do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn
Quốc (VKFTA) hiệu lực từ tháng 12/2015. Các ưu đãi miễn giảm thuế
theo VKFTA và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)
ngày càng được các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn.
thông tin tài liệu
BÁO CÁO XKN VIỆT NAM 2017 - P2
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×