Về phòng bệnh, trước hết người bệnh cần có chế độ ăn nghiêm ngặt đó là hạn chế tối đa
các chất đạm có trong các phủ tạng của động vật như lòng lợn, tim - gan - thận - lá lách;
trứng cá, thịt bò, thịt gà, ngỗng, nghêu, sò, ốc, hến… Không dùng chung chất đạm này
với bia, rượu mạnh hay rượu vang vì làm tăng chuyển hóa tạo giải phóng nhiều axít uric.
Hạn chế các loại đậu, nấm, súp lơ, măng tây; tránh uống rượu bia, thuốc lá, cà phê,
chocolate, tránh mỡ động vật. Nên uống đủ nước trong ngày, ít nhất 2 lít trong 24 giờ, ăn
trái cây, rau hoa quả tươi, ăn chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nên dùng dầu đậu nành,
dầu hạnh nhân và duy trì tập thể dục đều đặn.
Ngoài chế độ ăn và tập vận động trong điều trị, thuốc colchicin cũng giữ vai trò hết
sức hết quan trọng trong điều trị bệnh gút. Colchicin làm giảm sự di chuyển của bạch cầu,
ức chế thực bào các vi tinh thể urat và do đó làm giảm sự tạo thành axít uric, giữ cho pH
tại chỗ được bình thường vì pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể monosodium urat
kết tủa tại các mô ở khớp. Thuốc không có tác dụng đào thải axít uric theo nước tiểu,
không tác dụng lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của
acid uric hay urat. Chính nhờ cơ chế này mà colchicin làm giảm đau trong bệnh gút hiệu
quả nhất, đồng thời colchicin còn được dùng chẩn đoán viêm khớp do gút, nếu có đáp
ứng với trị liệu bằng colchicin thì chứng tỏ là có tinh thể urat vì tinh thể này khó bị phát
hiện, nhất là chỉ bị ở các khớp nhỏ. Tuy nhiên, colchicin không có tác dụng dụng giảm
đau thông thường không do gút, tác dụng kháng viêm không đặc hiệu do ức chế sự di
chuyển của bạch cầu colchicin được dùng phòng ngừa cơn gút cấp.