DANH MỤC TÀI LIỆU
BG Môn Nghiệp Vụ Thương Mại
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
BÀI GIẢNG MÔN
NGHIỆP VỤ
THƯƠNG MẠI
Giảng viên: TS. Nguyễn Hoài Anh
Điện thoại: 0948555117
Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1
Năm biên soạn: 2009
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ KINH DOANH XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
9.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
9.2. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
9.3. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
9.4. QUẢN TRỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Ở
DOANH NGHIỆP
9.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH XUT NHẬP KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP
9.1.1. Khái niệm và vai trò kinh doanh xuất nhập
khẩu đối với doanh nghiệp
Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa, các doanh
nghiệp mở rộng địa bàn kinh doanh ra nước ngoài là một xu
thế khách quan không thể đảo ngược. Khi nghiên cứu sự phát
triển của “tư bản” Các Mác đã định nghĩa thương mại quốc tế
(ngoại thương) là sự mở rộng thương mại ra khỏi phạm vi một
nước.
Thương mại quốc tế đóng vai trò lớn đối với sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân, vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng và
sản xuất của mỗi nước, gắn quá trình kinh tế trong nước với
kinh tế khu vực và thế giới , làm thay đổi cơ cấu kinh tế giúp
cho việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực quốc gia, là động lực
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đối với doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh thương mại
quốc tế chủ yếu thông qua xuất khẩu và nhập khẩu các hàng
hóa, dịch vụ.
Kinh doanh thương mại quốc tế là hình thức mua bán
hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tập thể , doanh nghiệp ở
các quốc gia khác nhau nhằm thu được lợi nhuận.
Đối với doanh nghiệp, mục đích của kinh doanh thương
mại quốc tế là nhằm tối đa hoặc ổn định lợi nhuận của doanh
nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp các chi
phí đầu tư, thực hiện giảm chi phí theo quy mô và tìm kiếm
nguồn lực, lợi thế từ nước ngoài, …
Thông qua giao lưu, quan hệ với các đối tác nước ngoài
các doanh nghiệp có điều kiện học hỏi được kinh nghiệm về
hoạt động marketing, phương thức kinh doanh, phong cách
kinh doanh và quản lý doanh nghiệp để đổi mới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách lạc
hậu với đối tác nước ngoài.
Có thể nói, xuất nhập khẩu không chỉ đóng vai trò thúc
đẩy hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giải
quyết tốt vấn đề thuộc pham vi nội bộ doanh nghiệp như tổ
chức bộ máy, lực lượng lao động, vốn kinh doanh và các
nguồn lực khác để phát triển hoạt động kinh doanh.
Theo số liệu thống kê cho đến nay trong ngành thương
mại đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp là đầu mối kinh
doanh xuất nhập khẩu, một lực lượng đông đảo , quan trọng
của các doanh nghiệp Việt Nam, bằng hành động thực tế để
chứng minh rằng : Việt Nam không chỉ là bạn, mà còn là đối
tác tin cậy của tất cả các quốc gia trên thế giới.
thông tin tài liệu
BG Môn Nghiệp Vụ Thương Mại
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×