chịu hơn và cũng giúp giảm các triệu chứng sưng tấy khi đau họng. Loại thuốc này
đồng thời có tác dụng hạ sốt”.
2. Súc miệng bằng nước muối
Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng vài lần trong ngày bằng nước muối ấm có tác
dụng làm giảm sưng cổ họng và kích thích tiết thêm chất nhầy, giúp loại thải chất
gây kích ứng hay vi khuẩn.
Các bác sĩ thường khuyên bạn nên hòa tan nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước.
Nhưng nếu vị mặn làm bạn thấy khó chịu, hãy thử pha thêm một lượng nhỏ mật ong để
hỗn hợp có vị dịu hơn. Cần nhớ phải nhổ đi sau khi súc miệng.
3. Viên ngậm chữa đau họng và thuốc xịt
Ngậm thuốc ho kích thích cơ chế tiết nước bọt, giúp giữ ẩm cho cổ họng. Tuy nhiên,
bác sĩ Linder cho biết nhiều loại thuốc ho không có hiệu quả bằng viên ngậm cứng. Để bổ
sung thêm tác dụng phụ tích cực, hãy chọn các loại viên ngậm có thành phần làm mát
hoặc làm tê, như tinh dầu bạc hà.
Các loại thuốc xịt không cần kê đơn như Chloraseptic cũng có tác dụng tương tự như
viên ngậm. Chúng không chữa được bệnh viêm họng hay giúp bạn chống lại cơn cảm
cúm đang tiềm ẩn, nhưng có thể giúp giảm đau tạm thời. Bác sĩ Linder cho biết Phenol,
thành phần hoạt tính có trong Chloraseptic, là một chất khử trùng và đồng thời có tính
kháng khuẩn.
4. Siro ho
Ngay cả khi bạn không bị ho (hay chưa bị), siro ho giúp giảm sự đau rát. Giống như
thuốc nhỏ và thuốc xịt, siro chảy qua cổ họng giúp giảm đau tạm thời.
Nếu đang phải làm việc, hãy chắc rằng bạn chọn loại siro không gây buồn ngủ. Nếu bạn
bị khó ngủ do đau họng, một loại siro cho ban đêm như Nyquil (chứa thuốc giảm đau và
thuốc trị dị ứng) hoặc Robitussin AC (có chứa guaifenesin giúp long đờm và codeine
giúp giảm đau) sẽ làm giảm đau và giúp bạn ngủ ngon hơn.
5. Nước uống
Duy trì lượng nước cần thiết trong cơ thể là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn
đang bị bệnh và cổ họng bị kích thích hoặc viêm. Bạn nên uống đủ nước để nước tiểu có
màu vàng nhạt hoặc trong. Việc này giúp giữ ẩm cho các màng nhầy để tăng cường khả