DANH MỤC TÀI LIỆU
Bộ máy kế toán ngân hàng
T chc b máy kế toán ngân hàng
Tổng giám đốc/ Giám đốc của đơn vị ngân hàng phải chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế
toán và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị theo quy định của Luật kế toán.
Hai vấn đề chủ yếu trong tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị kế toán là:
– Lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán;
– Bố trí người làm kế toán; Bố trí người làm kế toán trưởng đảm bảo tiêu chuẩn, quyền
và trách nhiệm theo đúng quy định của Luật kế toán.
5.1. Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán của pháp nhân ngân hàng
Trong ngành ngân hàng, ở mỗi pháp nhân ngân hàng có thể tồn tại 3 mô hình tổ chức bộ
máy kế toán:
– Tổ chức bộ máy kế toán tập trung.
– Tổ chức bộ máy kế toán phân tán.
– Tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán.
5.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Theo mô hình này, toàn đơn vị ngân hàng chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm ở trụ
sở chính, các đơn vị phụ thuộc đều không tổ chức bộ máy kế toán riêng.
Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị ngân hàng, chịu
trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản
trị kinh doanh ngân hàng và báo cáo NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước khác.
Ở các đơn vị phụ thuộc (đơn vị hạch toán báo sổ) có bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm
vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ (hàng ngày) chuyển chứng từ về
phòng kế toán trung tâm hoặc trực tiếp thực hiện một số phần hành công việc kế toán cụ
thể và định kỳ lập báo cáo đơn giản (báo cáo nội bộ) kèm theo chứng từ gốc về phòng kế
toán trung tâm.
5.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán phân tán
Theo mô hình này, ở trụ sở chính lập phòng kế toán trung tâm, còn ở tất cả các đơn vị
trực thuộc đều có tổ chức phòng kế toán riêng (đơn vị kế toán phụ thuộc). Lựa chọn mô
hình này, thường là ngân hàng đã phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh cho các đơn vị
trực thuộc ở mức độ cao, tức là đã phân phối nguồn vốn riêng, xác định lỗ lãi riêng nhằm
phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị này trong hoạt động kinh doanh.
Theo mô hình kế toán phân tán, toàn bộ công việc kế toán của đơn vị pháp nhân ngân
hàng được phân công, phân nhiệm như sau:
– Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ:
+ Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh tại trụ sở chính và công tác tài
chính của ngân hàng.
1
+ Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán phụ thuộc.
+ Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên cùng với báo cáo
kế toán ở trụ sở chính để lập báo cáo kế toán tổng hợp của toàn đơn vị pháp nhân ngân
hàng.
– Ở các đơn vị kế toán phụ thuộc: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị
trực thuộc; tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình
để lập được các báo cáo kế toán định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm; gửi NHNN trên
địa bàn. Từng đơn vị trực thuộc phải căn cứ khối lượng công tác kế toán ở đơn vị mình
để xây dựng bộ máy kế toán cho thích hợp.
5.1.3. Mô hình tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán
Theo mô hình này, tại trụ sở chính vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các đơn vị trực
thuộc thì tuỳ thuộc vào quy mô và trình độ cán bộ quản lý mà có thể cho tổ chức kế toán
riêng và không cho tổ chức kế toán riêng. Đơn vị trực thuộc nào cho tổ chức kế toán
riêng thì thành lập đơn vị kế toán phụ thuộc để thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát
sinh ở đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm; còn đơn
vị nào không cho tổ chức kế toán riêng thì chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch
toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ gửi về phòng kế toán
trung tâm.
5.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán NH trong điều kiện ứng dụng công nghệ hiện
đại
Khi việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán ngân hàng ở mức độ cao, giữa trụ sở
chính và các đơn vị trực thuộc đều có thể được nối mạng on-line. Một nghiệp vụ bất kỳ
phát sinh tại chi nhánh có thể được truyền ngay về trung tâm, cập nhật số liệu kế toán
chung của toàn đơn vị pháp nhân ngân hàng. Do đó với mô hình ngân hàng hiện đại, các
pháp nhân đơn vị ngân hàng đều có xu hướng chuyển đổi từ mô hình quản lý dữ liệu
phân tán tại các chi nhánh sang mô hình quản lý dữ liệu tập trung. Mô hình quản lý dữ
liệu tập trung cho phép các giao dịch thực hiện trong ngày của các Chi nhánh đều được
hạch toán tại máy chủ tại Hội sở chính (HSC). Mọi dữ liệu của toàn bộ các chi nhánh của
pháp nhân NHTM xuất phát từ các nguồn khác nhau như yêu cầu từ khách hàng, từ mạng
điện tử, từ nội bộ chi nhánh… đều được truyền tải về HSC, thực hiện xử lý và lưu trữ có
hệ thống tại máy chủ của HSC. Trên cơ sở dữ liệu phát sinh tại các chi nhánh, HSC hạch
toán kế toán cho toàn bộ hệ thống, các chi nhánh chỉ là những cơ sở nhập dữ liệu đầu vào
cho ngân hàng. Sau khi xử lý dữ liệu tại HSC, thông tin kết quả sẽ được gửi lại chi nhánh.
Các chi nhánh truy cập và khai thác chung nguồn dữ liệu thống nhất.
Mặc dù trình độ công nghệ ứng dụng trong công tác kế toán ngân hàng ở mức độ cao,
nhưng do phạm vi địa lý hoạt động thường rộng, nhiều chi nhánh, đồng thời để tăng
cường tính năng động, sáng tạo trong hoạt động thì pháp nhân ngân hàng vẫn thực hiện
phân cấp quản lý tài chính. Phù hợp với mức độ phân cấp quản lý tài chính nên bộ máy
kế toán pháp nhân ngân hàng cũng được tổ chức phân cấp tương ứng (thường theo 2 cấp):
Đơn vị kế toán cấp trên (Hội sở chính) và đơn vị kế toán cấp cơ sở (chi nhánh).
2
5.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh ngân hàng (tại đơn vị kế toán cơ
sở: phòng kế toán)
Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ, mô hình hoạt động và trình độ công nghệ kế toán, các chi
nhánh ngân hàng có mô hình bố trí bộ máy kế toán khác nhau. Thông thường có hai mô
hình:
– Mô hình bố trí theo mảng nghiệp vụ, khách hàng giao dịch “nhiều cửa”
– Mô hình giao dịch “một cửa”
5.3.1. Mô hình giao dịch “nhiều cửa”
Là mô hình tổ chức truyền thống của các ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện trình độ ứng
dụng công nghệ tin học trong công tác kế toán còn thấp.
Theo mô hình này, kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch toán vào sổ
sách kế toán theo quy định, tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt khách hàng phải
nộp (nhận) từ quỹ chính của NH. Do vậy năng suất lao động sẽ không cao, khách hàng
phải qua nhiều khâu, cửa đề hoàn thành giao dịch của mình. Cụ thể, khi khách hàng giao
dịch với ngân hàng thì phải nộp chứng từ kế toán cho đúng Thanh toán viên (TTV) giữ
tài khoản của mình, và mặc dù chỉ thực hiện một giao dịch thường thì khách hàng vẫn
phải qua nhiều cửa: TTV; thủ quỹ; cán bộ nghiệp vụ có liên quan.
5.3.2. Mô hình giao dịch “một cửa”
Mô hình “giao dịch một cửa” là mô hình cho phép khách hàng khi đến giao dịch với ngân
hàng chỉ giao dịch với một cán bộ ngân hàng vẫn có thể giải quyết toàn bộ các nhu cầu
của mình về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền vay… Cán bộ ngân hàng tiếp
khách trong mô hình “giao dịch một cửa” gọi là giao dịch viên vừa làm nhiệm vụ kế toán
viên, vừa là thủ quỹ thực hiện thu, chi tiền và có hạn mức thu, chi tiền, hạn mức xử lý
nghiệp vụ (đối với nghiệp vụ cho vay; mua bán ngoại tệ…) phù hợp với trình độ, kinh
3
nghiệm làm việc của mình. Đối với giao dịch trong hạn mức, giao dịch viên kiểm tra
chứng từ, thực hiện giao dịch và thu/ chi tiền của khách hàng ngay. Đối với giao dịch trên
hạn mức, giao dịch viên cần phải có kiểm soát viên phòng nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu
và phê duyệt trên hệ thống máy tính cũng như trên chứng từ trước khi thực hiện thu/ chi
tiền của khách hàng.
Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch “một cửa”
Đồng thời với mô hình “giao dịch một cửa”, tổ chức bộ máy kế toán tại chi nhánh thay
đổi mô hình thành hai khu vực : Khu vực Front End và khu vực Back End. Khu vực Front
End thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, xử lý các giao dịch liên quan đến khách
hàng để giải phóng khách hàng nhanh. Toàn bộ các phần công việc còn lại để hoàn thiện
quy trình xử lý nghiệp vụ sẽ được thực hiện tại bộ phận Back End. Khu vực Back End là
khu vực hỗ trợ xử lý của Frond End, xử lý các nghiệp vụ, phần hành công việc không liên
quan trực tiếp đến tài khoản khách hàng, nhận toàn bộ các chứng từ liên quan đến công
việc nội bộ và thực hiện các công việc đối chiếu chi tiết và tổng hợp.
4
thông tin tài liệu
Tổ chức bộ máy kế toán ngân hàng Tổng giám đốc/ Giám đốc của đơn vị ngân hàng phải chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị theo quy định của Luật kế toán. Hai vấn đề chủ yếu trong tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị kế toán là: – Lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán;
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×