Điều trị viêm mũi dị ứng cấp tính thường không khó khăn nhưng khi bệnh đã
chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp, mặc dù cho đến nay y học hiện đại đã có
khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử lý. Kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài
thuốc trị bệnh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây
Các bài thuốc dân gian điều trị viêm mũi dị ứng
Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa
thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.
Bài 2: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hòa đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi
ngày.
Bài 3: Sáp ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Bài 4: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g.
Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu
trình, dùng liên tục 3 liệu trình.
Bài 5: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g. Sắc trong 300ml nước
còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 6: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái
nhỏ, phơi khô, tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, băng phiến, lô cam thạch.
Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối
sinh lý 0,9%, rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong.
Bài 7: Tân di 15g, trứng gà 2 quả, cho tân di vào nấu với 2 bát nước còn 1 bát,
trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi đun với nước sắc tân di 1 bát,
uống nước ăn trứng.
Bài 8: Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả. Đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và
rượu lâu năm, hấp ăn.
Điều trị không dùng thuốc tại nhà
Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2
huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc
phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng. Nếu