Lịch sử hình thành và phát triển TTCK đã cho thấy, đầu tiên thị trường chứng khoán
hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu
nhưchưa có sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tưvà
đảm bảo sự hoạt động của thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn, bản thân các
nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có thị trường chứng khoán hoạt động cho
rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh
chứng khoán. Chính vì vậy, cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán đã ra
đời.
Cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán được hình thành dưới nhiều mô
hình tổ chức hoạt động khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ
quan này trực thuộc Chính phủ, nhưng có nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ chức
tự quản và Nhà nước. Nhưng tựu chung lại, cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK do
Chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tưvà bảo
đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững..
Cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK có thể có những tên gọi khác nhau, tuỳ thuộc từng
nước và nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường
chứng khoán.
Tại Trung Quốc, ban đầu Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước đối với các hoạt động của TTCK. Cùng phối hợp thực hiện chức năng quản lý
với Ngân hàng nhân dân còn có cơ quan Hội đồng Nhà nước trong lĩnh vực cổ phần hóa
các doanh nghiệp. Do không nằm cùng trong một tổ chức độc lập nên việc quản lý thị
trường không được chặt chẽ, kém hiệu quả. Ngày 29/12/1998, Luật chứng khoán Trung
Quốc được thông qua đã tập trung việc giám sát, quản lý TTCK vào một cơ quan duy
nhất đó là Uỷ ban giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện Trung Quốc. Tại Anh cơ
quan quản lý Nhà nước về TTCK là Uỷ ban đầu tưchứng khoán (SIB – Securities
Investment Board). Uỷ ban này là một tổ chức được thừa nhận trong đạo luật về các
dịch vụ tài chính ban hành năm 1986.
Tại Mỹ, Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC – Securities anh Exchange
Commision) là một cơ quan của liên bang có tưcách pháp lý thực hiện việc quản lý thị
trường chứng khoán. Tất cả các tổ chức hoạt động trong ngành chứng khoán đều phải
đăng ký, báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch
chứng khoán. Tại Nhật Bản, năm 1992, Uỷ ban giám sát chứng khoán và giao dịch
chứng khoán (ESC – Exchange Surveillance Commission) được thành lập, năm 1998 đã
đổi tên thành Financial Supervision Agency (FSA) với chức năng cơ bản là tiến hành
điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trên thị trường chứng khoán. Các chức năng
quản lý thị trường chứng khoán chung do Tổng cục chứng khoán thuộc Bộ Tài chính
Nhật Bản đảm nhiệm.
2