ĐIỆP NGỮ
I . Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
_ Hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
_ Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại, diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
2.1 Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm
nào của tuổi thơ?
2.2. Hình ảnh người bà như thế nào?
2.3. Trong câu thơ có câu được lặp lại nhiều lần? Tác dụng của lần lặp lại?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác
dụng của nó.
GV cho HS đọc các ví dụ SGK
Tìm các từ ngữ lặp lại khổ thơ đầu và
khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”?
Nghe (3 lần)
Vì (4 lần)
GV dẫn thêm ví dụ:
Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết.
Thành công, thành công đại thành
công.
Thi đua là yêu nước, yêu nước là thi
đua. Và những người thi đua là những
người yêu nước nhất.
(Hồ Chí Minh)
Cách lặp lại từ ngữ có tác dụng gì?
Bài tiếng gà trưa: nhấn mạnh cảm
giác khi nghe tiếng gà trưa, nguyen nhân
chiến đấu của người chiến sĩ.
Các ví dụ: nhấn mạnh, làm nổi bật ý.
Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có tác
dụng như thế nào?
Tìm các dạng của điệp ngữ.
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
Khi nói hoặc viết, người tacó thể dùng biện
pháp lặp lại từ ngữ, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp
lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ được
lặp lại gọi là điệp ngữ.
Ví dụ:
Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết.
Thành công, thành công đại thành công.
II. Các dạng điệp ngữ
Điệp ngữ có nhiều dạng:
_ Điệp ngữ cách quãng
Ví dụ:
Nhớ sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn
thét núi.
Với khi thét khúc trường ca dữ dội.
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng.
_ Điệp ngữ nối tiếp
Ví dụ:
Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết.