3. Ung thư gan
Ăn khó tiêu, đầy bụng lúc nặng lúc nhẹ thời kỳ dài, nay thấy vùng gan khó chịu, đau
trướng, kém ăn, người gầy rộc, mệt mỏi, khám bụng trên bên phải có cục cứng mà người
bệnh không thấy đau rõ rệt, đó có thể là ung thư gan.
4. Ung thư tiền liệt tuyến
Gián đoạn đi tiểu ra máu không đau, không rõ nguyên nhân, cần phải xem xét có thể bị
ung thư thận. Người già đi tiểu khó khăn, dòng nước tiểu nhỏ, đi lâu, hay mót đi tiểu, hay
đi tiểu đêm, có thể bị ung thư tiền liệt tuyến.
5. Ung thư vú
Tuyến vú có u, to dần kèm theo tăng nhiệt độ từng vùng, hoặc núm vú vỡ lõm xuống.
Hình vú thay đổi, đầu vú, bầu vú loét, rỉ nước, chữa mãi không khỏi, mà còn phát triển
rộng ra, cần nghĩ tới ung thư vú.
6. Ung thư cổ tử cung
Sáng sớm khi tỉnh dậy, nằm thẳng, sờ thấy cục u ở bụng dưới, nhưng không kèm theo
xuất huyết âm đạo hoặc chảy nước ở âm đạo phải nghĩ tới ung thư buồng trứng. Phụ nữ
tầm tuổi trung niên, âm đạo xuất huyết bất qui tắc, bạch đới tăng, kèm theo máu bẩn hoặc
âm đạo ra nước đục như nước vo gạo. Hoặc đã tắt kinh hai năm mà âm đạo lại ra huyết,
hoặc sau khi giao hợp ra máu, cần nghĩ tới bệnh ung thư cổ tử cung.
7. Ung thư da
Nốt ruồi to dần, bề mặt bị nứt ra và rỉ nước hoặc loét. Nốt ruồi vốn có lông, nay bị rụng,
lớn dần lên, loét có thể là nốt ruồi biến chứng thành loại u màu đen ác tính. Hoặc da bị
loét nhiều chữa lâu khỏi, nay lại sùi như hoa súp lơ, hoặc kết cục cứng, cần nghĩ tới ung
thư da.
8. Ung thư máu
Ở thanh thiếu niên, nhi đồng, thường hay xuất hiện xuất hiện dạng chấm trên niêm mạc
da, hoặc loét vòm miệng, loét lợi, xuất huyết, sốt và có biểu hiện thiếu máu gia tăng, phải
nghĩ tới khả năng bị ung thư máu.