CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
2. Kĩ năng: - Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định
được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
- Xác định được CN và VN trong câu trần thuật đơn có từ là.
- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.
3. Thái độ: - Thấy được tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bảng phụ (VD Phần I), phiếu học tập.
2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho VD minh hoạ.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
HĐ1: HD HS tìm hiểu đặc điểm câu
trần thuật đơn có từ là
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I
- HS đọc ví dụ
- GV chi lớp thành 4 nhóm thảo luận
- GV giao nhiệm vụ: Xác định CN-VN
trong các câu trên?
- HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả
-> Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, gạch chân trên bảng phụ
? Vị ngữ của các câu trên do các cụm từ
nào tạo thành?
- HS: VD: a, b, c: vị ngữ: Là + cụm DT
d: VN: Là + tính từ
? Hãy chọn các từ hoặc cụm từ phủ định
thích hợp sau điền vào trước vị ngữ của
câu trên: Không, không phải, phải,
chưa, chưa phải.
? Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là
câu trần thuật đơn có từ là?
- GV lưu ý: Không phải câu có từ là đều
được coi là câu trần thuật đơn có từ là
VD: - Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
(từ là nối động từ gọi với phụ ngữ Sơn
Tinh)
I . ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT
ĐƠN CÓ TỪ LÀ:
1.Ví dụ:
2. Nhận xét:
a. Bà đỡ Trần / là người huyện
CN VN
Đông Triều.
b. Truyền thuyết/ là loại truyện dân
CN VN
gian kể về các…..kì ảo
c. Ngày thứ năm trên đảo CôTô/ là
CN
một ngày trong trẻo, sáng sủa.
VN
d. Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
CN VN
=> VN: Là + cụm DT
Là + tính từ
- Khi biểu thị ý phủ định: Từ phủ đinh +
VN