LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG
THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu:
Giúp HS: - Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu
đạt trong bài văn nghị luận.
- Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn
văn, bài văn nghị luận.
B. Phương pháp - phương tiện:
1. Phương pháp :
Thực hành, luyện tập, làm việc theo nhóm…
2. Phương tiện:
GV: Giáo án.
HS: Phần chuẩn bị bài, sgk.
C. Tiến trình bài dạy:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GHI
CHÚ
HĐ1: Hd HS luyện tập ở lớp.
TT1: GV yêu cầu HS nhắc lại các
phương thức biểu đạt đã học.
TT2: GV yêu cầu HS đọc mục
I.1- sgk và lần lược trả lời các câu
hỏi ở sgk.
HS làm việc theo nhóm. GV yêu
cầu trình bày kết quả trước lớp,
các nhóm nhận xét, bổ sung. GV
nhận xét chung, chốt:
GV đưa ví dụ gợi ý: Phân tích
tính dân tộc trong bài thơ Việt
Bắc. Có thể phối hợp biểu cảm
(cảm nhận sự ngọt ngào qua sự
hiệp vần của bài thơ lục bát) và
miêu tả (miêu tả chi những chi
tiết về cuộc sống, con người,
thiên nhiên Việt Bắc).
TT3: GV yêu cầu HS đọc bài tập
2 – sgk và trả lời các câu hỏi ở
sgk.
GV gợi ý cho HS bằng một số
câu hỏi:
- Thế nào là thuyết minh?
I. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Cần vận dụng kết hợp các phương
thức biểu đạt trong văn nghị luận vì:
- Tránh được sự khô khan.
- Tạo nên sự cụ thể, sinh động cho bài
văn nghị luận.
b. Yêu cầu của việc kết hợp các
phương thức biểu đạt trong văn nghị
luận:
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm là những
yếu tố kết hợp mà không làm mất đi
đặc trưng nghị luận của bài văn.
- Các yếu tố phải chịu sự chi phối và
phục vụ cho quá trình nghị luận.
2. Bài tập 2 - sgk
Đúng, vì:
- Phương thức thuyết minh hỗ trợ đắc
lực cho sự bình luận của tác giả.
- Giúp người đọc hình dung vấn đề cụ
thể, rõ ràng hơn.