Đây là tiện ích lý tưởng cho những người lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trên thiết
bị, ví dụ như các doanh nhân muốn bảo vệ thông tin kinh doanh trước những
kẻ gián điệp.
Tuy nhiên, tính năng mã hóa lại không mấy quan trọng đối với người dùng
bình thường không lưu dữ liệu nhạy cảm trên thiết bị.
Một số cảnh báo về việc mã hóa thiết bị
Trước khi bạn kích hoạt tính năng mã hóa, hãy lưu ý một số nhược điểm
sau của cách làm này:
- Thiết bị sẽ hoạt động chậm hơn: Sau khi bị mã hóa, thiết bị của bạn sẽ
hoạt động chậm hơn một chút. Tốc độ hoạt động sẽ giảm cụ thể bao nhiêu %
còn tùy thuộc vào phần cứng của smartphone hoặc tablet.
- Hủy mã hóa sẽ xóa toàn bộ dữ liệu: Sau khi mã hóa dữ liệu trong bộ nhớ
của smartphone hoặc tablet, bạn chỉ có thể hủy mã hóa bằng cách “reset” lại
máy về thiết lập mặc định ban đầu khi mới xuất xưởng, thao tác này sẽ xóa
toàn bộ dữ liệu lưu trên thiết bị.
Cách kích hoạt mã hóa dữ liệu trên máy Android
Quá trình mã hóa sẽ diễn ra trong vòng một giờ hoặc thậm chí lâu hơn, tùy
thuộc vào số lượng dữ liệu bạn lưu trong máy.
Hãy cắm sạc điện thoại và đảm bảo thời lượng pin trong thiết bị đủ dùng cho
quá trình này. Nếu quy trình mã hóa bị gián đoạn, bạn sẽ mất một số (hoặc
thậm chí là tất cả) dữ liệu lưu trong máy.
Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo là bạn đã thiết lập mã PIN hoặc password
khóa màn hình. Android không cho phép bạn mã hóa thiết bị khi chưa tạo mã
PIN hoặc password.
Để làm điều đó, mở màn hình Settings của thiết bị, nhấn vào mục
“Security”, nhấn “Screen Lock” và nhấn “PIN” hoặc “Password” để tạo
PIN, password mới.