Ví dụ: Nếu bạn thêm biến thứ 3 là “Bad” vào công thức ở ví dụ trên, nó sẽ trả
về từ “Good” nếu giá trị ở trong ô B1 lớn hơn 10, còn nếu ngược lại thì giá trị
trả về sẽ là “Bad”: =IF(B1>10, “Good”, “Bad”)
2. Hàm If trong Excel – những điều cần nhớ
Mặc dù hai biến cuối cùng trong hàm IF trong Excel là không bắt buộc
nhưng công thức có thể trả về những giá trị không mong đợi nếu như bạn
không nắm vững những quy tắc cơ bản nhất.
2.1. Nếu như value_if_true bị bỏ qua
Nếu value_if_true bị bỏ qua trong công thức IF (ví dụ chỉ có dấu phải sau
logical_test), thì hàm IF sẽ trả về kết quả là 0 nếu điều kiện chính được đáp
ứng. Đây là ví dụ:=If(B1>10,,”Bad”)
Nếu bạn không muốn hàm If của mình không hiển thị bất cứ điều gì khi điều
kiện thỏa, hãy nhập 2 lần dấu nhấy trong tham số thứ 2 như thế này:
=If(B1>10,””,”Bad”). Về cơ bản, trường hợp này hàm If trong Excel sẽ trả về
chuỗi trống.
2.2. Nếu như value_if_false bị bỏ qua
Nếu bạn không quan tâm đến điều gì sẽ xảy ra nếu điều kiện quy định không
được đáp ứng, bạn có thể bỏ qua biến thứ 3 trong công thức hàm If trong
Excel, điều này sẽ dẫn đến kết quả như sau
Nếu biểu thức logic được cho là FALSE và thông số value_if_false bị bỏ qua
(chỉ có một giá trị duy nhất ứng với tham số value_if_false) thì hàm IF sẽ trả
về giá trị FALSE. Đây quả là một điều không mong muốn phải không nào?
Đây là một ví dụ cho công thức =IF(B1>10, “Good”)
Nếu bạn đặt dấu phẩy sau tham số value_if_true thì hàm IF sẽ trả về giá trị
bằng 0, điều này có nghĩa rằng giá trị trả về không tương thích với công
thức =IF(B1>10, “Good”,).