SINH HỌC 6
CHƯƠNG 1: TẾ BÀO THỰC VẬT
Bài 4: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
-Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi
-Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi, nhớ các bước sử dụng
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thực hành
3. Thái độ:
-Có ý thức giữ gìn bảo vệ kính trước khi sử dụng
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
- Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp
luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
- Tranh vẽ kính lúp, kính hiển vi
- Kính lúp cầm tay, kính hiển vi
Học Sinh: Mang cả cây hoặc cành, lá, hoa của một cây bất kỳ.
Một số cây non, cây ra hoa, quả
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 Phút)
1. Đặc điểm chung của TV?
2. Dựa vào đặc điểm nào nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có
hoa?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Muốn có hinh ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp hay kính
hiển vi. Vậy kính lúp và kính hiển vi là gì? Cấu tạo như thế nào?
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt Động 1:
GV: Yêu cầu hs quan sát các bộ phận
của kính lúp kết hợp đọc nội dung mục
1 ở sgk và nêu câu hỏi:
Kính lúp có cấu tạo như thế nào?
Tấm kính lúp có chức năng gì?
HS: Giải thích
GV: Giải thích cấu tạo kính lúp.
I. Kính lúp và cách sử dụng :
- Cấu tạo:
+ Tay cầm, khung: bằng kim
loại hoặc bằng nhựa
+ Tấm kính: trong, dày, hai mặt
lồi.