Nhìn chung, trong tâm khảm người Việt Nam luôn luôn tin tương ở sự phù hộ của tố tiên,
ông bà, cha mẹ và tin là có sự hiện diện của họ quanh mình, nên mọi việc tốt, xấu xảy ra
liên quan đến cuộc sống gia đình, con cháu đều cáo gia tiên.
Cách cúng Gia tiên
Việc cúng bái tổ tiên bao giờ cũng do gia trưởng làm chủ lễ. Mỗi lần cúng lễ, dù ít dù
nhiều bao giờ cũng có «lổ lễ. Thông thường đồ lễ gồm trầu, rượu, hoa quả (mùa nào thức
nấy) vàng hương và nưỏc lạnh. Trong trường hợp khẩn cấp, đêm hôm khuya khoắt cần
phải cáo lễ, dồ lễ có thế giảm đến mức tôi thiểu, chỉ cần một chén nước lạnh, một nén
hương thắp trên bàn thờ là đủ. Cốt là ỏ lòng thành.
Tùy theo hoàn cảnh gia đình chủ giàu nghèo, và tùy tính chất quy mô của từng buổi lễ, mà
đồ lễ có thổ gồm thiều thứ như: xôi chè, oản, chuôi hoặc cỗ mặn…, có khi thêm cả hàng
mã…
Đồ lễ được sắm đầy đủ đã đặt sẵn lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp nén hương
cắm vào bál bình hương, rồi cung kính đứng trước bàn thờ khấn.
Trước bàn thờ tổ, gia trưởng kính cẩn phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng
với chú bác, cô dì, anh chị em nội ngoại, những người đã khuất.
Ngày xưa văn khấn các cụ thường dùng chữ nho, nhưng trong dân gian vẫn có người dùng
chữ Nôm, nhất là đốì với những gia đình vị trưởng lão đã qua đời, các con nhỏ chưa biết
khấn vái, việc khấn vái trong gia đình do người phụ nữ có tuổi phụ trách. Theo quan niệm
của người xưa thì tất cả các nghi lễ đều cấm đàn bà tham gia cúng lễ, nhưng trong hoàn
cảnh một sô’ gia đình như chồng đi làm ăn xa hay đã qua đời, thường thì người vợ sẽ đảm
đương việc khấn cúng thay con cháu còn nhỏ.
Trước khi khấn phải vái ba vái. Sau khi khấn xong gia trưởng lễ bốn lễ thêm ba vái, ta gọi
là bốn lễ . Cần nhố rằng trước khi cúng, bàn thờ đã có đèn thờ hoặc nến. Cũng có gia đình
trên bàn thờ có đỉnh trầm, nên đốt đỉnh trầm làm cho buổi lễ thêm uy nghi. Hương thăp
trên bàn thờ bao giờ cũng thắp sô nén hương theo số lẻ Do không biết chữ Hán, nên văn
khấn dùng chữ Nôm để tránh nhầm lẫn ngữ nghĩa chữ nọ chữ kia, hoặc (loạn khấn trước
đưa ra sau, làm mất ý nghĩa của văn khấn.
Đặc biệt từ sau khi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, chữ quốc ngữ được dùng rộng rãi
thay thế chữ Hán và nhất là từ ngày Cách mạng Tháng 8 thành công 1945, hầu hết việc
khấn vái dân ta đều dùng tiếng Việt t hay cho chữ Hán. Nói chung, văn khấn bao gồm một