DANH MỤC TÀI LIỆU
Cảnh giác với viêm đại tràng mạn tính
Cảnh giác với viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn bệnh hay gặp, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, khu trú
một vùng hoặc lan toả khắp đại tràng. Bệnh dễ tái phát, dai dẳng, khó điều trị khỏi
hoàn hoàn. Để nắm hơn những kiến thức cơ bản về bệnh viêm đại tràng mạn
tính, mời quý độc giả và người bệnh tham khảo bài viết sau đây.
Đại tràng khỏe mạnh và đại tràng bị viêm
1. Vì sao bị viêm đại tràng mạn?
Người ta bị viêm đại tràng mạn trong các trường hợp:
- Sau khi nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lỵ trực khuẩn, lỵ amip các nhiễm
khuẩn khác gây tổn thương rồi để lại di chứng “sẹo” ở niêm mạc đại tràng;
- Dị ứng; tự miễn dịch sau viêm đại tràng, loét không đặc hiệu, vì mộtdo nào đó chưa
rõ viêm niêm mạc đại tràng trở thành kháng nguyên nên cơ thể tạo ra kháng thể chống lại
chính niêm mạc đại tràng.
- Phản ứng kháng thể kháng nguyên xảy ra một vùng hoặc toàn bộ niêm mạc đại tràng
gây tổn thương, đó hiện ợng “miễn dịch tự miễn”; rối loạn thần kinh thực vật, lúc
đầu rối loạn chức năng, về sau thành tổn thương viêm loét; sau các trường hợp nhiễm
độc: thyroxin, asen, phốt pho, nhiễm toan máu, urê máu cao...
- Giảm sức đề kháng của niêm mạc đại tràng, vìdo toàn thân hoặc tại chỗ dẫn tới nuôi
dưỡng niêm mạc đại tràng bị kém đi đôi với rối loạn vận động, tiết dịch, sức “chống đỡ
bệnh” của niêm mạc giảm nên viêm loét xảy ra.
Viêm đại tràng mạn thường sự phối hợp của nhiều chế, do vậy chỉ điều trị ổn
định chứ chưa điều trị khỏi được hoàn toàn.
- Tổn thương viêm: thường thấy hình ảnh niêm mạc sung huyết, các mạch máu cương tụ
thành từng đám, hoặc niêm mạc đại tràng bạc màu, mất độ láng bóng. Tăng tiết nhầy
vùng niêm mạc bị tổn thương viêm, có thể thấy hình ảnh những chấm chảy máu rải rác
niêm mạc đại tràng.
- Tổn thương loét: bệnh viêm đại tràng mạn thấy hình ảnh viêm thường kèm theo với
các loét thể chỉ vết xước hoặc trợt niêm mạc, loét thực sự sâu, bờ đều mềm
mại, ở đáy có nhầy, mủ, máu...
2. Dấu hiệu bệnh
Bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn thường mệt mỏi, ăn ngủ kém, giảm trí nhớ, đau bụng,
rối loạn đại tiện...
- Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt,
thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.
- Đau bụng: thường vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải trái, vùng đại
tràng góc gan, góc lách, đau lan dọc theo khung đại tràng, thường đau quặn từng cơn,
khi đau âm ỉ, khi đau thường mót đi ngoài, đi ngoài được thì giảm đau, cơn đau dễ tái
phát.
- Rối loạn đại tiện: đi tiêu lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu hoặc táo bón, sau
bãi phân có nhầy, máu. Có khi bệnh nhân bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau nếu bị viêm
đại tràng khu vực. Mót rặn, sau đó đi ngoài thấy đau trong hậu môn. Khám ấn hố chậu
thể tiếng óc ách, trướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau. thể sờ thấy “thừng xích
ma” như một ống chắc, ít di động.
- Xét nghiệm phân thể thấy hồng cầu, tế bào mủ, albumin hòa tan, trứng sinh
trùng, amip, lamblia. Cấy phân thể thấy vi khuẩn gây bệnh. Chụp Xquang thể
thấy hình ảnh viêm đại tràng mạn.
- Chụp khung đại tràng chuẩn bị thể thấy hình ảnh viêm đại tràng mạn hình
xếp đĩa, hình bờ thẳng, bờ không rõ, hình hai bờ. Cần phân biệt với các hình dị thường
của đại tràng như đại tràng to, dài quá mức, các hình khuyết trong ung thư, hình túi thừa,
các polýp đại tràng.
3. Phân biệt với các bệnh khác
Viêm đại tràng mạn tính cần phân biệt với các bệnh sau:
- Rối loạn chức năng đại tràng: kèm đau bụng, phân táo, lỏng, không máu, xét
nghiệm albumin hoà tan âm tính, soi sinh thiết đại tràng không thấy tổn thương viêm,
loét.
- Polýp đại tràng: gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, trên 50 tuổi, thường không có triệu chứng,
thể tình cờ xét nghiệm phân thấy máu vi thể hoặc đại tiện ra máu, soi đại tràng thấy
polýp.
- Ung thư đại tràng, trực tràng: gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, tuổi ngoài 40, các bệnh đại
tràng dễ dẫn tới ung thư polýp loại lan toả, các polýp giả, viêm đại tràng xuất huyết,
sau lỵ amip, vị trí ung thư thường gặp trực tràng, đại tràng xích ma, triệu chứng phụ
thuộc vào khối u, đau bụng không khu trú rõ rệt, chán ăn, buồn nôn, xen kẽ táo bón hoặc
đi lỏng, có máu trong phân.
- Lao hồi manh tràng: có hội chứng nhiễm lao, rối loạn cơ năng ruột, đại tiện lỏng 2 - 3
lần/ngày, phân sền sệt, tình trạng đại tiện lỏng kéo dài, khi đỡ khi xen kẽ đại tiện
táo. Đau bụng, vị trí đau không cố định, khi đau quanh rốn, khi đau hố chậu phải, biếng
ăn, sôi bụng, bệnh nhân sốt về chiều, gầy sút, đồng thời dấu hiệu rối loạn tiêu hoá
kéo dài.
4. Điều trị và phòng bệnh
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để phòng chống bệnh
- Chế độ ăn: ăn các chất dễ tiêu giàu năng lượng, giảm các chất kích thích, không ăn
thức ăn ôi thiu, các chất nhiều xơ. Làm việc nghỉ ngơi hợp lý, nghỉ hẳn khi đợt tái
phát. Nếu nhiễm khuẩn cần cho kháng sinh... Nếu viêm đại tràng do bệnh “tự miễn” thì
dùng liệu pháp corticoid. Điều trị triệu chứng: chống tiêu chảy, chống táo bón, giảm đau
chống co thắt, thuốc an thần, tăng sức bền cho niêm mạc: vitamin B1, vitamin C, xoa bóp
hằng ngày trước khi ngủ hoặc sáng ngủ dậy nên xoa nắn dọc khung đại tràng, từ hố chậu
phải sang trái, động tác nhẹ nhàng vừa xoa vừa day nhẹ.
- Phòng bệnh: cần điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lỵ
trực khuẩn, lỵ amip các nhiễm khuẩn khác. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn gỏi
tôm cá, thịt tái, không ăn rau sống, mắm tôm, mắm tép sống.
thông tin tài liệu
Cảnh giác với viêm đại tràng mạn tính - Rối loạn đại tiện: đi tiêu lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu hoặc táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu. Có khi bệnh nhân bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau nếu bị viêm đại tràng khu vực. Mót rặn, sau đó đi ngoài thấy đau trong hậu môn. Khám ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, trướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau. Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×