Câu 034: Các đường cong biểu diễn giới hạn khả năng tiêu
dùng được gọi là đường bàng quan, bởi vì:
a) Người tiêu dùng không quan tâm đến ý nghĩa của việc
giới hạn khả năng tiêu dùng.
b) Trong cùng rổ hàng hóa, người tiêu dùng sử dụng sản
phẩm nào cũng đạt được mức thỏa mãn giống nhau.
c) Khi dịch chuyển trên cùng một đường CIC, dù phải thay
thế sản phẩm để có những rổ hàng hóa khác nhau tại các
vị trí khác nhau, nhưng mức thỏa mãn tiêu dùng không
đổi.
d) Khi dịch chuyển giữa các đường CIC, dù phải thay thế
sản phẩm để có những rổ hàng hóa khác nhau tại các vị
trí khác nhau, nhưng mức thỏa mãn tiêu dùng không đổi.
Câu 035: Hướng chuyển dịch tiêu dùng trong điều kiện chi phí
cơ hội gia tăng là hướng chuyển dịch trên đường CIC trên căn
bản giảm bớt (xuất khẩu) sản phẩm có lợi thế so sánh để tăng
thêm (nhập khẩu) sản phẩm không phải lợi thế so sánh vào rổ
hàng hóa tiêu dùng:
a) Đến mức tối đa trong điều kiện có thể.
b) Bao nhiêu cũng được, miễn là có thay thế sản phẩm.
c) Hai câu a và b đều đúng.
d) Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 036: Khi đang ở tại một điểm bất kỳ trên một đường CIC
(với rổ hàng hóa tiêu dùng xác định), muốn tăng mức thỏa
mãn tiêu dùng thì phải:
a) Chuyển lên một vị trí cao hơn trên đường CIC đó.
b) Chuyển lên một trong các đường CIC cao hơn trong
chùm đường bàng quan (tương thích với mức thỏa mãn
tiêu dùng muốn đạt đến).
c) Chuyển ngay lên đường CIC cao nhất trong chùm đường
bàng quan.
d) Cả ba câu trên đều sai.
Câu 037: Khi di chuyển trên cùng một đường CIC theo hướng
chuyển dịch tiêu dùng, tỷ lệ thay thế biên tế (MRS – Marginal
Rate of Substitution) là:
a) Số lượng sản phẩm có lợi thế so sánh phải giảm bớt để
thay thế bằng một sản phẩm không có lợi thế so sánh mà
mức thỏa mãn tiêu dùng không đổi.
b) Giá trị MRS được đo bằng độ dốc của tiếp tuyến với
đường CIC tại điểm tiêu dùng.
c) Hai câu a và b đều đúng.
d) Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 038: Trong điều kiện không có trao đổi mậu dịch quốc tế,
trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa
(Internal Equilibrium Relative Community Price) của một quốc
gia xảy ra khi (và chỉ khi):
a) Đường PPF và đường CIC gần gốc tọa độ nhất gặp nhau
tại một điểm mà các tiếp tuyến MRT và MRS trùng nhau
(gọi là điểm cân bằng nội địa).
b) Tại điểm cân bằng nội địa, mức thỏa mãn tiêu dùng đạt
thấp nhất nếu so sánh với các trường hợp có chuyên
môn hóa sản xuất và trao đổi mậu dịch quốc tế.
c) Chỉ số so sánh giá cả hàng hóa tại điểm cân bằng nội địa
(PX/PY) bằng với độ dốc của các tiếp tuyến MRT và MRS.
d) Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 039: Trong điều kiện của mô hình chuẩn về thương mại
quốc tế (chuyên môn hóa sản xuất không hoàn toàn kết hợp
với trao đổi mậu dịch quốc tế), điểm cân bằng mậu dịch là
điểm trao đổi mậu dịch:
a) Đảm bảo lợi ích kinh tế của hai quốc gia lý tưởng nhất
(khi PX/PY = 1 hay PX = PY), xuất khẩu 01 sản phẩm có lợi
thế so sánh nhập khẩu được 01 sản phẩm không phải lợi
thế so sánh.
b) Đảm bảo lợi ích kinh tế của hai quốc gia đạt cao nhất (khi
PX/PY > 1 hay PX > PY, và ngược lại), xuất khẩu 01 sản
phẩm có lợi thế so sánh nhập khẩu được hơn 01 sản
phẩm không phải lợi thế so sánh.
c) Câu a đúng và câu b sai.
d) Câu a sai và câu b đúng.
Câu 040: Trong điều kiện của mô hình chuẩn về thương mại
quốc tế, các điểm cân bằng nội địa và cân bằng mậu dịch của
Quốc gia 1 là A và B; của Quốc gia 2 là A’ và B’:
a) Hướng chuyên môn hóa sản xuất của Quốc gia 1 đi từ A
đến B và của Quốc gia 2 đi từ A’ đến B’ trên đường PPF.
b) PB = PB' = 1 (chỉ số so sánh giá cả hàng hóa tại điểm cân
bằng mậu dịch của hai quốc gia bằng nhau và bằng 1).
c) Hai câu a và b đều đúng.
d) Hai câu a và b đều sai.
Câu 041: Phân tích lợi ích kinh tế theo lý thuyết chuẩn về mậu
dịch quốc tế cho thấy nhờ chuyên môn hóa sản xuất và trao
đổi mậu dịch quốc tế:
a) Lợi ích tiêu dùng của hai quốc gia giao thương (bất kể là
lớn hay nhỏ) đều tăng lên bằng nhau.
b) Lợi ích tiêu dùng của hai quốc gia đều đạt đến cực đại
trên đường bàng quan III (cao nhất).
c) Tại mỗi quốc gia, các tiếp tuyến MRT (tiếp xúc với đường
PPF tại điểm cân bằng mậu dịch) và MRS (tiếp xúc với
đường CIC trên đường bàng quan III) trùng nhau.
d) Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 042: Nếu tại điểm cân bằng nội địa (chưa chuyên môn
hóa sản xuất) mà vẫn có thể thực hiện trao đổi mậu dịch quốc
tế theo điều kiện của chỉ số so sánh giá cả hàng hóa thế giới
(PW = 1), thì:
a) Lợi ích của thương vụ vẫn cân bằng (PX = PY), nhưng lợi
ích tiêu dùng của quốc gia không đạt cực đại (đểm tiêu
dùng nằm trên đường bàng quan II), MRT và MRS không
trùng nhau.
b) Lợi ích của thương vụ không cân bằng (PX ≠ PY), nên lợi
ích tiêu dùng của quốc gia không đạt cực đại (đểm tiêu
dùng nằm trên đường bàng quan II), MRT và MRS không
trùng nhau.
c) Câu a sai và câu b đúng.
d) Hai câu a và b đều sai.
Câu 043: Phân tích thành phần của lợi ích kinh tế theo lý
thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế cho phép khẳng định chỉ khi
kết hợp chuyên môn hóa sản xuất với trao đổi mậu dịch quốc
tế thì lợi ích tiêu dùng của nền kinh tế mới đạt đến cực đại.
Điều đó có nghĩa là trong bài toán tăng trưởng kinh tế quốc
gia:
a) Chuyên môn hóa sản xuất (công nghiệp hóa và hiện đại
hóa nền kinh tế) là điều kiện “cần”, giữ vai trò quyết định
sự tăng trưởng; còn thương mại quốc tế (trong chính
sách kinh tế đối ngoại “mở”) là điều kiện “đủ”, giữ vai trò
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
b) Chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế có vai
trò quan trọng ngang nhau.
c) Thương mại quốc tế giữ vai trò quyết định, chuyên môn
hóa sản xuất giữ vai trò thúc đẩy.
d) Chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế hoán
đổi vai trò cho nhau (tùy từng giai đoạn).
4