CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp (DN), phân tích báo cáo tài chính (BCTC) đóng
vai trò quan trọng nhất. Phân tích BCTC cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về
tình hình tài chính, tình hình vốn, công nợ... cho nhà quản trị DN kịp thời đưa ra các
quyết định điều hành. Do vậy, phân tích hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC là hoạt động
không thể thiếu của bất kỳ DN nào muốn thắng thế trong cạnh tranh và phát triển trong
nền kinh tế thị trường. Trong đó, cần chú ý một số nội dung đề sau:
Cơ cấu vốn và nguồn vốn
Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của DN trước hết phải xác định tỷ trọng của từng loại
nguồn vốn chiếm trong tổng số của nó ở cả thời điểm đầu năm (năm trước) và cuối kỳ
(năm nay). Thông qua so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm, cả về số tiền, tỷ trọng, sẽ khái
quát đánh giá được sự phân bổ của nguồn vốn có hợp lý hay không, sau đó kết luận chính
xác hơn về cơ cấu nguồn vốn của DN, từ đó giúp nhà quản trị DN đưa ra các quyết định
thích hợp, kịp thời trong quản lý nguồn vốn. Mặt khác, nhà phân tích nên có những đánh
giá về cơ cấu nguồn vốn tổng quát cũng như một số thành phần vốn quan trọng của DN
như:
Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu. (1)
Trong đó, chỉ tiêu (1) là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất về cơ cấu nguồn vốn của DN.
Chỉ tiêu này càng cao thể hiện cơ cấu nguồn vốn càng rủi ro của DN.
Tỷ lệ vay ngắn hạn/Tổng nguồn vốn = Tổng vay ngắn hạn/Tổng nguồn vốn. (2)
Tỷ lệ nợ phải trả người bán/Tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả người bán/Tổng nguồn
vốn. (3)
Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả = Tổng nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả. (4)
Chỉ tiêu (2), (3), (4) cho phép nhà phân tích đánh giá về nhu cầu tiền và các nguồn tài trợ
trong ngắn hạn của DN. Nếu các chỉ tiêu này cao thể hiện hoạt động kinh doanh của DN
phụ thuộc nhiều vào việc tài trợ vốn ngắn hạn, đồng thời, cũng thể hiện nhu cầu thanh
toán trong ngắn hạn của DN lớn. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn nói trên, có thể
đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính hay ngược lại là sự tự chủ về tài chính của DN.
Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời
gian ngắn của DN (trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ ngày ghi nhận gần nhất trên Bảng
cân đối kế toán). Ngược lại, khả năng thanh toán dài hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa
vụ thanh toán trên 12 tháng của DN. Chỉ số đo lượng khả năng thanh toán phổ biến nhất
là: thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh.
Chỉ số thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn.
Chỉ số thanh toán nhanh = Tài sản nhanh/Tổng nợ ngắn hạn.
Sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là khả năng thanh toán lãi vay và mức độ rủi
ro tài chính. Trong đó, một số chỉ tiêu nhà quản trị DN cần quan tâm khi phân tích khả
năng thanh toán dài hạn như sau:
1