đồng ý với yêu cầu gửi fax/email của khách hàng. Các nhân viên tiếp
thị không bao giờ nên trực tiếp từ chối yêu cầu của khách hàng.
Sau đó, nhân viên tiếp thị có thể đưa ra điều kiện đối với việc
gửi fax/email, ví dụ: “Tài liệu có rất nhiều loại, không biết loại nào
phù hợp với ông. Vì thế tôi xin phép hỏi ông một vài điều để làm rõ
hơn được không?” Khi khách hàng trả lời “Được!” nhân viên tiếp thị
sẽ có lý do để tiếp tục cuộc đối thoại.
3. Nhiều khi khách hàng đưa ra yêu cầu này để từ chối, vì thế
nhân viên tiếp thị nên dùng những lời lẽ ngắn gọn để thuyết phục
khách hàng, nhằm khiến họ hứng thú hơn với sản phẩm và dịch vụ
đang được tư vấn. Khi nào bạn có thể thu hút được sự quan tâm
của khách hàng thì cuộc đối thoại sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ: “Vâng, xin ông đợi một lát. Công ty chúng tôi có hai bản tài
liệu, một bản giới thiệu phương pháp giúp ông tiết kiệm 30% nhiên
liệu, bản còn lại là giới thiệu phương pháp giúp ông giảm bớt chi phí
cho các cuộc gọi đường dài, không biết ông quan tâm đến bản tài
liệu nào?” Sau đó, dù khách hàng quyết định lựa chọn bản tài liệu
nào, nhân viên tiếp thị cũng có thể đặt thêm câu hỏi, ví dụ như: “Tiện
đây tôi muốn hỏi, hiện tại mỗi tháng công ty ông phải bỏ ra bao nhiêu
chi phí cho các cuộc gọi ngoại mạng...”
Tình huống đối thoại
Mai Phương là nhân viên tiếp thị qua điện thoại của một công ty
đào tạo. Sản phẩm mà cô tiếp thị là vé tham gia hội thảo quản lý
nguồn nhân lực do giảng viên của công ty giảng dạy. Đối tượng
khách hàng của cô là anh Minh, Trưởng phòng Nhân sự của một
doanh nghiệp nọ, người thường xuyên nhận được những cuộc điện
thoại tiếp thị kiểu này, nên ngay từ đầu, anh đã từ chối một cách
khéo léo. Cuộc đối thoại diễn ra như sau:
Nhân viên tiếp thị: Xin chào anh Minh. Anh có thể cho tôi xin
chút thời gian bây giờ được không ạ?
Khách hàng: Được! Ai vậy?
Nhân viên tiếp thị: Tôi là Mai Phương, phụ trách bộ phận tư vấn
quản lý của công ty Minh Tiến. Công ty chúng tôi chuyên đào tạo