Trong nền kinh tế ihị trường, nhà ở còn có những vai trò quan trọng hơn là chỗ ở.
Trước hết nhà ở trở thành một mục tiêu tiết kiệm và bảo hiểm. Do chi phí cho chỗ ỏ'
lớn, tính chung chiếm khoảng 1/3 thu nhập của mỗi người. Để có chỗ ở, dù là thuê
hay sở hữu, buộc mọi người phải có ý thức tiết kiệm. Hơn nữa, nhà ở còn là một tài
sản bảo hiểm. Nhiều người, nhất là ở các nước phát triển đã chú trọng đầu tư cho
ngôi nhà thứ hai. Ngói nhà thứ hai có mục tiêu bảo hiểm rõ ràng. Trong nền kinh tế
thị trường rủi ro cao, có ngôi nhà có thể chuyển thành tiền để trang trải lúc khó khăn
trở nên cần thiết. Việc mua ngôi nhà thứ hai còn có mục tiêu kinh doanh (mặc dù có
tính đầu cơ, chờ giá lên bán kiếm lời).
Tuy nhiên quan trọng nhất về mặt kinh tế, nhà ở với vai trò là một hàng hóa
trong thị trường bất động sản, có thể thế chấp để vay vốn, nên nhà ở trở thảnh nguồn
vốn để sản xuất kinh doanh của các gia đình.
Sau cùng, nhà ở là mặt bâng trực tiếp đ ể sản xuất kinh doanh, đặc biệt như ở
nước ta, hầu như tất cả nhà trên phố chính đều được dùng tầng trệt để kinh doanh
buôn bán, trụ sở văn phòng, v.v... Nhiểu nhà ở khác được kết hợp làm nơi sản xuất
nhỏ, thú công không ô nhiễm.
4.1.1.2. Nhà ở là một ngành kinh tế trọng yếu
Trước đây, trong nền kinh tế hành chính bao cấp, nhà ở được xếp vào lĩnh vực
phúc lợi. Nhà nước xây nhà để phân phối phúc lợi xã hội cho cán bộ công nhân viên,
do đó tạo nên mặc cảm rằng nhà ở là lĩnh vực tiêu hao, bòn rút của cải xã hội.
Trong thực tế, nhất là trong nền kinh tế thị trường, nhà ở là một ngành kinh tế
trọng yếu. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng nhà ở chiếm từ 2h-8% GDP và từ ÌO-i-30%
vốn đầu tư của các quốc gia. Các sản phẩm kéo theo như đồ gỗ, vệ sinh, điện tử ...
chiếm thêm 5-^10% vốn đầu tư xã hội (nguồn WB).
ở Việt Nam, đối với các thành phố đang đô thị hóa, sản xuất xây dựng luôn
chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất công nghiệp, xây dựng nhà ở chiếm tỷ trọng cao
trong sản xuất xây dựng.
Nhà ở còn tham gia vào thị trường bất động sản. Thị trường này cũng đóng vai
trò rất lớn trong nền kinh tế, khoảng 1/3 ngân sách nhiều quốc gia có được là từ thị
trường bất động sản.
4.1.1.3. Thuộc tính xã hội của nhà ở
Do nhà ở là nhu cầu cơ bản của con người, nên nhà ở cũng như đất đai, là một
loại tài sản mang thuộc tính xã hội cao.
78