Hệ chuyên gia chẩn đoán lỗi phần cứng máy tính
4
I.3. Nhóm thiết bị lưu trữ
Các thiết bị lưu trữ thông tin dùng phổ biến trong máy tính cá nhân là ổ điã mềm
(FDD), ổ điã cứng (HDD), ổ đĩa CD-ROM và ổ băng ghi lưu. Ngoài ra còn một số phương
tiện lưu trữ khác như đĩa flash (còn gọi là đĩa USB), ổ đĩa zip.
II. Giới thiệu các hỏng hóc thường gặp
II.1. Các hỏng hóc từ nguồn điện
Bộ nguồn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống máy tính. Nếu bản thân bộ nguồn
bị cháy, hệ thống sẽ không hoạt động. Mặt khác, nếu bộ nguồn hoạt động không ổn định có
thể là nguyên nhân của hàng loạt hỏng hóc từ mainboard, RAM, hoặc CPU... và đĩa cứng
cũng không phải là ngoại lệ.
Khi một máy tính bị “chết”, không có biểu hiện gì khi nhấn nút power, thì hư hỏng này
có thể rất nặng mà có thể lại là chẳng có gì. Có thể nguyên nhân xuất phát từ các đầu nối cấp
điện, các cầu chì. Hãy kiểm tra lại dây cắm điện và ấn lại tất cả các đầu nối. Nếu mọi chuyện
vẫn không có gì thay đổi, rất có thể bộ nguồn đã bị hỏng.
Trong một số trường hợp, bộ nguồn vẫn cung cấp điện nhưng điện áp lại không ổn định.
Sau đó, kéo theo hàng loạt các vấn đề khác như hỏng ổ đĩa cứng. Triệu chứng của hư hỏng
này là điã khởi động chính xác sau đó bị chết trong khi máy nóng lên. Thông báo xuất hiện
trên màn hình đại khái là "Seek error, Abort, Retry, Fail". Có thể quá trình xảy ra là, thay vì
cung cấp đúng 5 volt cho động cơ, thì bộ nguồn nuôi lại đưa ra 8 hay 10 volt. Động cơ chạy
rất nhanh và nóng lên, cho nên biểu hiện trục trặc là không có khả năng đọc hay ghi một cách
chính xác.
II.2. Các hỏng hóc từ đĩa cứng và hệ điều hành
Nếu đĩa cứng bị hỏng khi khởi động thì nguyên nhân chủ yếu là lỏng đầu cáp hoặc card
bị long chân cắm. Hãy tắt máy, rút phích điện, mở nắp máy và ấn card cho cắm chắc vào khe
rồi ấn chặt lại đầu cáp. Nếu không có tác dụng gì, có thể là ổ cứng đã bị hỏng hoàn toàn (do
nguồn điện không ổn định hoặc bị “sốc” do chấn động). Trường hợp đĩa cứng hoạt động tốt
(không có thông báo lỗi từ BIOS) nhưng không vào được hệ điều hành thì nguyên nhân có thể
thuộc về phần mềm. Bao gồm hỏng master-boot-record, bảng FAT, hoặc hệ điều hành bị lỗi.
II.3. Các hỏng hóc từ các thiết bị xử lý
Loại trừ các trường hợp hỏng hóc ở trên, các nguyên nhân còn lại có thể xuất phát từ
các thiết bị tham gia vào quá trình xử lý thông tin như CPU, RAM, mainboard, hoặc video
card. Cách chẩn đoán hỏng hóc tốt nhất trong trường hợp này là lắng nghe tiếng bip phát ra từ
chiếc loa nhỏ gắn trong thùng máy. Số lượng tiếng bip, loại tiếng bip và khoảng cách giữa
chúng cho ta biết được thiết bị nào đang bị hỏng Tuy nhiên, giải pháp này không bao giờ
hoàn toàn chính xác vì những qui ước này tùy thuộc vào nhà sản xuất BIOS. Phần này chỉ đề
cập tới loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix.
BIOS Phoenix phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại
được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp và tra cứu
trong danh sách bên dưới.
Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX:
(1_1_3): lỗi không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
(1_1_4): BIOS cần phải thay thế.
(1_2_1): lỗi chip đồng hồ trên MAINBOARD bị hỏng.