a) Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng khác;
c) Các khoản tiền gửi tại các nơi khác trên thị trường tiền tệ;
d) Các khoản tiền gửi của các Ngân hàng khác;
e) Các khoản tiền gửi của các đối tượng khác trên thị trường tiền tệ.
19. Ngân hàng không được bù trừ bất kỳ khoản mục tài sản và nợ phải trả với các khoản
mục tài sản và nợ phải trả khác trong Bảng cân đối kế toán, trừ trường hợp pháp luật quy
định cho phép bù trừ và việc bù trừ thể hiện dự kiến điều chuyển thanh lý hoặc quyết toán
khoản tài sản và nợ phải trả.
Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và cam kết trình bày ngoài Bảng cân đối kế toán
20. Ngân hàng phải trình bày các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết sau:
a) Nội dung và giá trị của các cam kết cho vay không thể huỷ ngang (Trường hợp huỷ
ngang các cam kết không thể huỷ ngang thì phải chịu phạt)
b) Nội dung và giá trị của các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết được trình bày ngoài
Bảng cân đối kế toán bao gồm các khoản liên quan đến:
i) Các khoản tín dụng gián tiếp, như: Các khoản bảo lãnh nợ, bảo lãnh thanh toán và thư
tín dụng dự phòng có vai trò như là các khoản bảo lãnh tài chính cho các khoản vay và
chứng khoán;
ii) Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế, như: Bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, các khoản đảm bảo khác và thư tín dụng dự phòng liên quan
đến các nghiệp vụ đặc biệt;
iii) Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn ngắn hạn phát sinh từ việc giao nhận hàng hoá, như: Thư tín
dụng, chứng từ có sử dụng hàng hoá giao nhận làm tài sản đảm bảo;
iv) Các cam kết khác và cam kết bảo lãnh phát hành chứng từ có giá khác.
21. Nhiều Ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch không được ghi nhận là tài sản hay nợ
phải trả trên Bảng cân đối kế toán nhưng chúng làm phát sinh các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và
các cam kết. Những khoản mục này thường có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh
doanh và có mối liên quan chặt chẽ với mức độ rủi ro của các Ngân hàng. Những khoản
mục này có thể làm tăng, giảm các khoản rủi ro khác, (Như: Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro
về tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán).
22. Người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của Ngân hàng cần phải biết về các
nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết không huỷ ngang của Ngân hàng để đánh giá tính
thanh khoản, khả năng trả nợ và khả năng cố hữu của các khoản lỗ tiềm tàng.
Kỳ hạn của tài sản và nợ phải trả
23. Ngân hàng phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có kỳ
hạn phù hợp dựa trên thời gian còn lại tính từ ngày khoá sổ lập Báo cáo tài chính đến
ngày đáo hạn theo điều khoản hợp đồng.
24. Sự phù hợp và sự không phù hợp có kiểm soát về kỳ hạn và lãi suất giữa tài sản và nợ
phải trả có ý nghĩa quan trọng trong quản lý của Ngân hàng. Trong thực tế rất hiếm Ngân
hàng tạo được sự phù hợp hoàn hảo, bởi vì các giao dịch thường có kỳ hạn không chắc
chắn và thuộc rất nhiều loại hình nghiệp vụ khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Tình
4