nghề nghiệp có liên quan như tính độc lập và trình độ chuyên môn, và khi dịch vụ này
đáp ứng các yêu cầu nhất định khác (xem đoạn 17 “Khuôn khổ về hợp đồng dịch vụ đảm
bảo”)(*). Trách nhiệm của kiểm toán viên là phải kiểm soát được việc tuân thủ chuẩn mực
và các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong quá trình chấp nhận hợp đồng kiểm toán
theo quy định tại đoạn 09 – 11 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220. Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 210 này chỉ quy định và hướng dẫn các vấn đề (hoặc tiền đề) thuộc
trách nhiệm và nằm trong khả năng kiểm soát của đơn vị được kiểm toán, do đó cần có sự
đồng thuận giữa kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc đơn vị được
kiểm toán. ((*): Xem ghi chú tại đoạn cuối Chuẩn mực này).
Tiền đề của một cuộc kiểm toán
Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính (hướng dẫn đoạn 06(a) Chuẩn mực này)
A2. Điều kiện để chấp nhận dịch vụ đảm bảo là các tiêu chí nêu trong định nghĩa về dịch
vụ đảm bảo là phù hợp và sẵn có cho người sử dụng dịch vụ tham khảo (xem đoạn 17 (b)
(ii) “Khuôn khổ về hợp đồng dịch vụ đảm bảo”) (*). Các tiêu chí này là thước đo để đánh
giá hoặc đo lường đối tượng của dịch vụ, kể cả thước đo về việc trình bày và thuyết minh
báo cáo tài chính, nếu thích hợp. Các tiêu chí hợp lý sẽ giúp người cung cấp dịch vụ đảm
bảo đánh giá hoặc đo lường đối tượng của dịch vụ một cách nhất quán dựa trên các xét
đoán chuyên môn. Theo mục tiêu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, khuôn khổ về lập
và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng sẽ cung cấp các tiêu chí mà kiểm toán viên
sử dụng để kiểm toán báo cáo tài chính, kể cả sự trình bày hợp lý của báo cáo tài
chính. ((*): Xem ghi chú tại đoạn cuối Chuẩn mực này).
A3. Trường hợp không có khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể chấp
nhận được, Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không có cơ sở phù hợp để lập và trình
bày báo cáo tài chính và kiểm toán viên không có tiêu chí phù hợp để kiểm toán báo cáo
tài chính đó. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể giả định rằng khuôn khổ về
lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng là có thể chấp nhận được, như hướng dẫn
tại đoạn A8 – A9 Chuẩn mực này.
Xác định tính có thể chấp nhận được của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính
A4. Để xác định tính có thể chấp nhận được của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo
tài chính được áp dụng, kiểm toán viên cần xem xét các yếu tố sau:
(1) Đặc điểm của đơn vị được kiểm toán (doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH,
công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận);
(2) Mục đích của báo cáo tài chính (ví dụ, báo cáo tài chính được lập để đáp ứng
yêu cầu thông tin tài chính cho số đông người sử dụng hoặc để đáp ứng yêu cầu thông tin
tài chính cho những đối tượng sử dụng cụ thể);
(3) Đặc điểm của báo cáo tài chính (ví dụ, báo cáo tài chính là bộ báo cáo tài chính
đầy đủ hay chỉ là một báo cáo tài chính riêng lẻ);
(4) Liệu pháp luật và các quy định có yêu cầu cụ thể đối với khuôn khổ về lập và
trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.
A5. Các cá nhân và đơn vị sử dụng báo cáo tài chính không thể yêu cầu một báo cáo tài
chính được trình bày để thỏa mãn mọi nhu cầu về thông tin cụ thể của họ. Tuy nhiên,
6