Ghi chép về việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán khác (hướng dẫn đoạn 08(a) Chuẩn
mực này)
A6. Về nguyên tắc, việc tuân thủ các yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán này sẽ đảm bảo
tính đầy đủ và thích hợp của tài liệu kiểm toán trong mọi trường hợp. Các chuẩn mực
kiểm toán khác đưa ra quy định về tài liệu kiểm toán nhằm làm rõ hơn việc áp dụng
Chuẩn mực này trong các trường hợp cụ thể nhưng không giới hạn việc áp dụng Chuẩn
mực kiểm toán này. Trường hợp một chuẩn mực kiểm toán nào đó không đưa ra quy định
về ghi chép tài liệu kiểm toán thì kiểm toán viên vẫn cần chuẩn bị tài liệu kiểm toán cho
mục đích tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
A7. Tài liệu kiểm toán cung cấp bằng chứng cho thấy cuộc kiểm toán đã tuân thủ với
các chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm toán viên không cần thiết phải ghi chép mọi
vấn đề đã được xem xét và các xét đoán chuyên môn trong một cuộc kiểm toán. Kiểm
toán viên cũng không cần phải ghi chép riêng (ví dụ lập danh mục các vấn đề cần kiểm
tra) về một việc tuân thủ nào đó nếu sự tuân thủ này đã được thể hiện qua các tài liệu lưu
trong hồ sơ kiểm toán. Ví dụ:
(1) Sự hiện hữu của một kế hoạch kiểm toán được ghi chép đầy đủ chứng minh cho
việc kiểm toán viên đã lập kế hoạch kiểm toán;
(2) Sự hiện hữu của một hợp đồng kiểm toán đã ký kết lưu trong hồ sơ kiểm toán cho
thấy kiểm toán viên đã đồng ý với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm
toán (trong phạm vi phù hợp) về các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán;
(3) Một báo cáo kiểm toán với ý kiến ngoại trừ được đưa ra một cách phù hợp cho thấy
kiểm toán viên đã tuân thủ quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về các trường
hợp phải đưa ra ý kiến ngoại trừ;
(4) Trong hồ sơ kiểm toán có nhiều cách thể hiện khác nhau về việc tuân thủ các yêu
cầu chung của cuộc kiểm toán:
– Ví dụ, có nhiều cách khác nhau để ghi chép sự hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán
viên. Tài liệu kiểm toán có thể cung cấp bằng chứng về việc kiểm toán viên đã có các
hoài nghi nghề nghiệp theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán. Các bằng chứng đó có thể
là các thủ tục cụ thể được thực hiện để chứng minh cho phần trả lời của Ban Giám đốc
đơn vị được kiểm toán đối với các câu hỏi của kiểm toán viên.
– Tương tự, việc thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán có trách
nhiệm chỉ đạo, giám sát và thực hiện cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán có
thể thể hiện theo nhiều cách trong tài liệu kiểm toán. Việc này bao gồm ghi chép sự tham
gia kịp thời của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán trong các
khía cạnh của cuộc kiểm toán, như tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm theo quy định
tại đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315.
6