DANH MỤC TÀI LIỆU
Chuẩn mực kiểm toán số 240
Chun mc kim toán s 240
Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận
trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
(Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC
ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính)
I/ QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi áp dụng
01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên
doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) đối với gian lận trong quá
trình kiểm toán báo cáo tài chính. Đặc biệt, Chuẩn mực này cũng quy định và hướng dẫn
thêm cách áp dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 và số 330 đối với các rủi ro
có sai sót trọng yếu do gian lận.
Đặc điểm của gian lận
02. Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để
phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong
báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý.
03. Mặc dù gian lận là một khái niệm pháp lý rất rộng, nhưng để đạt được mục đích của
các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên chỉ phải quan tâm đến những gian lận dẫn đến
sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Có hai loại sai sót do cố ý mà kiểm toán viên
cần quan tâm là sai sót xuất phát từ việc lập báo cáo tài chính gian lận và sai sót do biển
thủ tài sản. Mặc dù kiểm toán viên có thể có nghi ngờ hoặc trong một số ít trường hợp
xác định được có gian lận xảy ra nhưng kiểm toán viên không được đưa ra quyết định
pháp lý về việc có gian lận thực sự hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A1 – A6 Chuẩn
mực này).
Trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện gian lận
04. Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị
và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Điều quan trọng là Ban Giám đốc, với sự giám
sát của Ban quản trị, phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa gian lận nhằm làm giảm bớt
các cơ hội thực hiện hành vi gian lận và phát hiện gian lận qua đó thuyết phục các cá
nhân không thực hiện hành vi gian lận vì khả năng bị phát hiện và xử phạt. Trách nhiệm
này bao gồm việc cam kết tạo ra văn hóa trung thực và hành vi có đạo đức mà có thể
được tăng cường bằng hoạt động giám sát tích cực của Ban quản trị. Trong khi thực hiện
trách nhiệm giám sát của mình, Ban quản trị phải xem xét khả năng xảy ra hành vi khống
chế kiểm soát hoặc hành động gây ảnh hưởng không thích hợp đến quy trình lập và trình
bày báo cáo tài chính, ví dụ việc Ban Giám đốc cố gắng điều chỉnh kết quả kinh doanh để
các nhà phân tích hiểu không đúng về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị
được kiểm toán.
Trách nhiệm của kiểm toán viên
05. Khi thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, kiểm toán viên
chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương
diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Do những
hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro không thể tránh khỏi là kiểm toán viên không
1
phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi
cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam (xem đoạn A51 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200).
06. Như đã đề cập tại đoạn A51 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, ảnh hưởng của
các hạn chế vốn có là đặc biệt nghiêm trọng đối với các sai sót do gian lận. Rủi ro có sai
sót trọng yếu do gian lận cao hơn rủi ro có sai sót trọng yếu do nhầm lẫn. Đó là do gian
lận có thể được thực hiện thông qua các mánh khóe tinh vi và được tổ chức chặt chẽ
nhằm che giấu hành vi gian lận, như giả mạo hồ sơ, cố ý không ghi chép các giao dịch,
hoặc cố ý cung cấp các giải trình sai cho kiểm toán viên. Hành động che giấu còn có thể
khó phát hiện hơn khi có sự thông đồng thực hiện hành vi gian lận. Sự thông đồng có thể
làm cho kiểm toán viên tin rằng bằng chứng kiểm toán là thuyết phục trong khi thực tế đó
là những bằng chứng giả. Khả năng phát hiện gian lận của kiểm toán viên phụ thuộc vào
các yếu tố như kỹ năng của thủ phạm, tần suất và mức độ của hành vi thao túng, mức độ
thông đồng, giá trị của khoản tiền bị thao túng, cấp bậc của những cá nhân có hành vi
gian lận. Mặc dù kiểm toán viên có thể xác định được các cơ hội thực hiện hành vi gian
lận, nhưng rất khó để có thể xác định được các sai sót trong các lĩnh vực mà họ xem xét,
như các ước tính kế toán, là do gian lận hay nhầm lẫn.
07. Ngoài ra, rủi ro về việc kiểm toán viên không phát hiện hết sai sót trọng yếu xuất phát
từ hành vi gian lận của Ban Giám đốc là cao hơn so với việc phát hiện sai sót do gian lận
của nhân viên, bởi vì Ban Giám đốc thường xuyên có điều kiện trực tiếp hoặc gián tiếp
thao túng việc ghi sổ kế toán, trình bày các thông tin tài chính gian lận hoặc khống chế
các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận tương tự của
các nhân viên khác.
08. Để đạt được sự đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên phải duy trì thái độ hoài nghi nghề
nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán, phải cân nhắc khả năng Ban Giám đốc có thể
khống chế kiểm soát và phải nhận thức được thực tế là các thủ tục kiểm toán nhằm phát
hiện nhầm lẫn một cách hiệu quả có thể không hiệu quả trong việc phát hiện gian lận.
Các quy định của chuẩn mực kiểm toán này nhằm hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xác
định và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận và thiết lập các thủ tục nhằm
phát hiện sai sót đó.
09. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn
mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có
những hiểu biết cần thiết về những quy định trong Chuẩn mực này để phối hợp công việc
với doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên cũng như quản lý các mối quan hệ liên
quan đến các thông tin đã được kiểm toán.
Mục tiêu
10. Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán:
(a) Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận;
(b) Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các rủi ro có sai sót trọng yếu do
gian lận đã được đánh giá, thông qua việc thiết kế và thực hiện những biện pháp xử lý
thích hợp;
(c) Có biện pháp xử lý thích hợp đối với gian lận đã được xác định hoặc có nghi vấn
trong quá trình kiểm toán.
2
Giải thích thuật ngữ
11. Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
(a) Gian lận: Là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc,
các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính
hoặc bất hợp pháp.
(b) Các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận: Là các sự kiện hoặc điều kiện phản ánh một
động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian lận hoặc tạo cơ hội thực hiện hành vi
gian lận.
II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC
Yêu cầu
Thái độ hoài nghi nghề nghiệp
12. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, kiểm toán viên phải duy trì thái độ hoài
nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán, phải nhận thức được khả năng có thể tồn tại
sai sót trọng yếu do gian lận, cho dù trong các cuộc kiểm toán trước, kiểm toán viên đã
biết về tính trung thực và chính trực của Ban Giám đốc và Ban quản trị của đơn vị được
kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A7 – A8 Chuẩn mực này).
13. Trừ khi có lý do để nghi ngờ, kiểm toán viên có thể thừa nhận tính xác thực của
chứng từ và sổ kế toán. Nếu trong quá trình kiểm toán có các điều kiện làm cho kiểm
toán viên tin rằng một tài liệu có thể là không xác thực hoặc đã bị sửa đổi mà không rõ lý
do thì kiểm toán viên phải tiến hành điều tra thêm (xem hướng dẫn tại đoạn A9 Chuẩn
mực này).
14. Trường hợp các giải trình của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị theo yêu cầu của kiểm
toán viên là không nhất quán, thì kiểm toán viên phải tiến hành điều tra về các điểm
không nhất quán đó.
Thảo luận trong nhóm kiểm toán
15. Đoạn 10 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 yêu cầu nhóm kiểm toán phải tổ
chức thảo luận giữa các thành viên trong nhóm và thành viên Ban Giám đốc phụ trách
tổng thể cuộc kiểm toán phải xác định các vấn đề cần trao đổi với các thành viên của
nhóm kiểm toán không tham gia cuộc thảo luận nhóm. Cuộc thảo luận này phải đặc biệt
tập trung vào nội dung và cách thức mà báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán dễ
có sai sót trọng yếu do gian lận, kể cả việc gian lận đó có thể xảy ra như thế nào. Cuộc
thảo luận này phải được thực hiện kể cả khi nhóm kiểm toán tin tưởng vào tính trung thực
và chính trực của Ban Giám đốc và Ban quản trị của đơn vị được kiểm toán (xem hướng
dẫn tại đoạn A10 – A11 Chuẩn mực này).
Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan
16. Khi thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan nhằm tìm hiểu về
đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ
của đơn vị, theo yêu cầu của đoạn 05 – 24 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, kiểm
3
toán viên phải thực hiện các thủ tục tại các đoạn 17 – 24 của Chuẩn mực này để thu thập
thông tin nhằm xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận.
Ban Giám đốc và các đối tượng khác trong đơn vị được kiểm toán
17. Kiểm toán viên phải phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về:
(a) Đánh giá của Ban Giám đốc về rủi ro có thể có sai sót do gian lận trong báo cáo tài
chính, bao gồm nội dung, phạm vi và tần suất của các đánh giá đó (xem hướng dẫn tại
đoạn A12 – A13 Chuẩn mực này);
(b) Quy trình của Ban Giám đốc về xác định và xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị, bao
gồm bất kỳ rủi ro có gian lận cụ thể nào mà Ban Giám đốc đã xác định hoặc đã được
thông báo, hoặc các nhóm giao dịch, số dư tài khoản, hoặc thông tin thuyết minh mà
trong đó có thể tồn tại rủi ro có gian lận (xem hướng dẫn tại đoạn A14 Chuẩn mực này);
(c) Việc trao đổi của Ban Giám đốc (nếu có) với Ban quản trị về quy trình xác định và
xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị;
(d) Việc trao đổi của Ban Giám đốc (nếu có) với các nhân viên về quan điểm của Ban
Giám đốc về các hoạt động kinh doanh và hành vi đạo đức.
18. Kiểm toán viên phải phỏng vấn Ban Giám đốc và các đối tượng khác trong đơn vị
được kiểm toán trong phạm vi phù hợp để xác định xem họ có biết về bất kỳ gian lận nào
trong thực tế, nghi ngờ có gian lận hoặc cáo buộc gian lận nào ảnh hưởng đến đơn vị hay
không (xem hướng dẫn tại đoạn A15 – A17 Chuẩn mực này).
19. Nếu đơn vị được kiểm toán có bộ phận kiểm toán nội bộ thì kiểm toán viên phải
phỏng vấn bộ phận kiểm toán nội bộ để xác định xem họ có biết về bất kỳ gian lận nào
trong thực tế, nghi ngờ có gian lận hoặc cáo buộc gian lận nào ảnh hưởng đến đơn vị hay
không, và để tìm hiểu các quan điểm của bộ phận kiểm toán nội bộ về rủi ro có gian lận
(xem hướng dẫn tại đoạn A18 Chuẩn mực này).
Ban quản trị
20. Trừ khi toàn bộ thành viên Ban quản trị đều tham gia vào Ban Giám đốc đơn vị được
kiểm toán (theo đoạn 13 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260), kiểm toán viên phải
tìm hiểu cách thức mà Ban quản trị thực hiện chức năng giám sát quy trình xác định và
xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị của Ban Giám đốc và kiểm soát nội bộ mà Ban Giám
đốc thiết lập để giảm thiểu các rủi ro này (xem hướng dẫn tại đoạn A19 – A21 Chuẩn
mực này).
21. Trừ khi toàn bộ thành viên Ban quản trị đều tham gia vào Ban Giám đốc đơn vị được
kiểm toán, kiểm toán viên phải phỏng vấn Ban quản trị để xác định xem Ban quản trị có
biết về bất kỳ gian lận nào trong thực tế, nghi ngờ có gian lận hoặc cáo buộc gian lận nào
ảnh hưởng đến đơn vị hay không. Việc phỏng vấn này còn giúp cho việc đối chứng các
phản hồi của Ban Giám đốc về các nội dung phỏng vấn đã được kiểm toán viên thực
hiện.
Các mối quan hệ bất thường hoặc ngoài dự kiến đã được xác định
4
22. Kiểm toán viên phải đánh giá xem các mối quan hệ bất thường hoặc ngoài dự kiến đã
được xác định trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích, trong đó bao gồm các mối
quan hệ liên quan đến các tài khoản phản ánh doanh thu, có thể có dấu hiệu về rủi ro có
sai sót trọng yếu do gian lận hay không.
Các thông tin khác
23. Kiểm toán viên phải cân nhắc xem các thông tin khác do kiểm toán viên thu thập
được có dấu hiệu về rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không (xem hướng dẫn tại
đoạn A22 Chuẩn mực này).
Đánh giá các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận
24. Kiểm toán viên phải đánh giá xem các thông tin thu thập được từ các thủ tục đánh giá
rủi ro khác và các hoạt động liên quan có dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của một hoặc nhiều
yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận hay không. Mặc dù có các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian
lận nhưng chưa chắc chắn đã có gian lận, nhưng các yếu tố này thường xuất hiện khi các
hành vi gian lận đã xảy ra và do đó có thể là dấu hiệu của rủi ro có sai sót trọng yếu do
gian lận (xem hướng dẫn tại đoạn A23 – A27 Chuẩn mực này).
Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận
25. Theo đoạn 25 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315, kiểm toán viên phải xác định
và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ báo cáo tài chính và ở cấp độ
cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh.
26. Khi xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận, kiểm toán viên phải
dựa trên giả định rằng có rủi ro có gian lận trong việc ghi nhận doanh thu để đánh giá
xem loại doanh thu nào, giao dịch hoặc cơ sở dẫn liệu nào liên quan đến doanh thu mà có
thể dẫn đến các rủi ro đó. Đoạn 47 Chuẩn mực này quy định rõ việc phải ghi chép và lưu
lại khi kiểm toán viên kết luận rằng giả định đó là không phù hợp trong từng cuộc kiểm
toán và do đó, kiểm toán viên không xác định việc ghi nhận doanh thu là một rủi ro có sai
sót trọng yếu do gian lận (xem hướng dẫn tại đoạn A28 – A30 Chuẩn mực này).
27. Kiểm toán viên phải coi các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã được đánh giá là
các rủi ro đáng kể, do đó, kiểm toán viên phải tìm hiểu các kiểm soát có liên quan của
đơn vị, kể cả các hoạt động kiểm soát liên quan đến các rủi ro đó (xem hướng dẫn tại
đoạn A31 – A32 Chuẩn mực này).
Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã được đánh giá
Biện pháp xử lý tổng thể
28. Theo đoạn 05 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330, kiểm toán viên phải xác định
biện pháp xử lý tổng thể để xử lý các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã được đánh
giá ở cấp độ báo cáo tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A33 Chuẩn mực này).
29. Khi xác định biện pháp xử lý tổng thể để xử lý các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian
lận đã được đánh giá ở cấp độ báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải:
5
(a) Phân công và giám sát nhân sự dựa trên kiến thức, kỹ năng và năng lực của các cá
nhân sẽ được giao trách nhiệm chính trong cuộc kiểm toán và đánh giá của kiểm toán
viên về rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận cho cuộc kiểm toán (xem hướng dẫn tại
đoạn A34 – A35 Chuẩn mực này);
(b) Đánh giá xem việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán của đơn vị được kiểm
toán, đặc biệt là chính sách liên quan đến các ước tính và xét đoán chủ quan và các giao
dịch phức tạp, có dấu hiệu gian lận trong việc lập báo cáo tài chính xuất phát từ nỗ lực
nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh của Ban Giám đốc hay không;
(c) Thay đổi hoặc bổ sung một số yếu tố không thể dự đoán trước được khi lựa chọn nội
dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A36
Chuẩn mực này).
Thủ tục kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ cơ sở dẫn liệu
đã được đánh giá
30. Theo đoạn 06 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330, kiểm toán viên phải thiết kế và
thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo có nội dung, lịch trình và phạm vi tương ứng
với kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (xem
hướng dẫn tại đoạn A37 – A40 Chuẩn mực này).
Thủ tục kiểm toán đối với rủi ro đã được đánh giá liên quan đến việc Ban Giám đốc
khống chế kiểm soát
31. Ban Giám đốc có điều kiện thực hiện hành vi gian lận vì họ có khả năng làm sai lệch
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính gian lận bằng cách khống chế kiểm soát mà dường
như đang hoạt động tốt. Mặc dù mức độ rủi ro xảy ra việc Ban Giám đốc khống chế kiểm
soát ở mỗi đơn vị là khác nhau, nhưng rủi ro này có thể tồn tại trong tất cả các đơn vị. Do
việc khống chế kiểm soát xảy ra không thể đoán trước được nên đây là loại rủi ro có sai
sót trọng yếu do gian lận và là rủi ro đáng kể.
32. Cho dù kiểm toán viên đã có đánh giá khác nhau về rủi ro xảy ra việc Ban Giám đốc
khống chế kiểm soát thì kiểm toán viên vẫn phải thiết lập và thực hiện các thủ tục kiểm
toán để:
(a) Kiểm tra tính thích hợp của các bút toán ghi sổ và các điều chỉnh khác trong khi lập
báo cáo tài chính. Khi thiết lập và thực hiện các thủ tục kiểm toán cho các kiểm tra đó,
kiểm toán viên phải:
(i) Phỏng vấn các cá nhân tham gia vào quá trình ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài
chính về các hoạt động không thích hợp hoặc bất thường liên quan đến các bút toán ghi
sổ và các điều chỉnh khác;
(ii) Lựa chọn các bút toán ghi sổ và các điều chỉnh khác được thực hiện vào cuối kỳ kế
toán;
6
thông tin tài liệu
Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) I/ QUY ĐỊNH CHUNG Phạm vi áp dụng 01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) đối với gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Đặc biệt, Chuẩn mực này cũng quy định và hướng dẫn thêm cách áp dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 và số 330 đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận. Đặc điểm của gian lận 02. Các sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×