DANH MỤC TÀI LIỆU
Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài
Chun mc kim toán s 505
Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài
(Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC
ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính)
I/ QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi áp dụng
01. Chuẩn mực kiểm toán y quy định hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán
viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc sử dụng các
thủ tục xác nhận từ bên ngoài để thu thập bằng chứng kiểm toán theo yêu cầu của Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 330 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500. Các vấn đề
liên quan đến các vụ kiện tụng tranh chấp không được quy định hướng dẫn trong
Chuẩn mực này được quy định hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
501.
Thủ tục xác nhận từ bên ngoài để thu thập bằng chứng kiểm toán
02. Theo đoạn A5 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, độ tin cậy của bằng chứng
kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc, nội dung của bằng chứng kiểm toán phụ
thuộc vào hoàn cảnh cụ thể kiểm toán viên đã thu thập được bằng chứng đó. Đoạn
A31 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 cũng hướng dẫn một số nguyên tắc đánh giá
về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán như sau:
(1) Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán tăng lên khi bằng chứng kiểm toán được
thu thập từ các nguồn độc lập bên ngoài đơn vị được kiểm toán;
(2) Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên trực tiếp thu thập đáng tin cậy hơn so
với bằng chứng kiểm toán được thu thập gián tiếp hoặc do suy luận;
(3) Bằng chứng kiểm toán dạng văn bản, thể là trên giấy tờ, phương tiện điện tử,
hoặc các dạng khác, đáng tin cậy hơn bằng chứng được thu thập bằng lời.
Do đó, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán, bằng chứng kiểm toán dưới
dạng thông tin xác nhận từ bên ngoài kiểm toán viên thu thập được trực tiếp từ các
bên xác nhận thể đáng tin cậy hơn bằng chứng được tạo ra trong nội bộ đơn vị được
kiểm toán. Mục đích của Chuẩn mực kiểm toán này nhằm giúp kiểm toán viên thiết kế và
thực hiện các thủ tục xác nhận từ bên ngoài để thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp và
đáng tin cậy.
03. Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác cũng thừa nhận rằng thông tin xác nhận từ
bên ngoài là một nguồn bằng chứng kiểm toán quan trọng, ví dụ:
(1) Đoạn 0506 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 quy định trách nhiệm của kiểm
toán viên trong việc thiết kế thực hiện các biện pháp xử tổng thể đối với các rủi ro
sai sót trọng yếu đã được đánh giá cấp độ báo cáo tài chính, đồng thời thiết kế
thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo với nội dung, lịch trình phạm vi dựa vào kết
quả đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu cấp độ cơ sở dẫn liệu nhằm xử các rủi ro
đó. Ngoài ra, đoạn 18 19 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 yêu cầu rằng, cho
kết quả đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu như thế nào thì kiểm toán viên đều phải thiết
1
kế thực hiện các thử nghiệm bản đối với từng nhóm giao dịch, số tài khon
thông tin thuyết minh trọng yếu. Chuẩn mực này cũng yêu cầu kiểm toán viên phải xem
xét cần thực hiện các thủ tục xác nhận từ bên ngoài như các thử nghiệm bản hay
không;
(2) Đoạn 07(b) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 quy định mức độ rủi ro được
kiểm toán viên đánh giá càng cao thì càng phải thu thập bằng chứng kiểm toán thuyết
phục hơn. Để làm được điều này, kiểm toán viên thể phải tăng số lượng bằng chứng
hoặc thu thập bằng chứng thích hợp đáng tin cậy hơn, hoặc cả hai. dụ, kiểm toán
viên th chú trọng hơn vào việc thu thập bằng chứng trực tiếp từ bên thứ ba hoặc thu
thập bằng chứng chứng thực từ một số nguồn độc lập. Theo đoạn A53 Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 330, các thủ tục xác nhận từ bên ngoài thể giúp kiểm toán viên thu
thập được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao cần thiết để xử lý rủi ro đáng kể có sai
sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn;
(3) Theo đoạn A37 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240, kiểm toán viên th thiết
kế các yêu cầu xác nhận để thu thập thêm thông tin chứng thực như một biện pháp để
xử lý các rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá do gian lận ở cấp độ cơ sở dẫn liệu;
(4) Theo đoạn A8 A9 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, các tài liệu, thông tin
chứng thực thu thập được từ nguồn độc lập với đơn vị được kiểm toán, như thông tin xác
nhận từ bên ngoài, thể làm tăng mức độ đảm bảo kiểm toán viên đạt được từ bằng
chứng trong các tài liệu, sổ kế toán hoặc giải trình của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm
toán.
04. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn
của Chuẩn mực này trong quá trình thu thập thông tin xác nhận từ bên ngoài.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải
những hiểu biết cần thiết về các quy định hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp
công việc với kiểm toán viên doanh nghiệp kiểm toán giải quyết các mối quan hệ
trong quá trình thu thập thông tin xác nhận từ bên ngoài.
Mục tiêu
05. Mục tiêu của kiểm toán viên doanh nghiệp kiểm toán khi sử dụng các thủ tục xác
nhận từ bên ngoài thiết kế thực hiện các thủ tục nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp.
Giải thích thuật ngữ
06. Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
(a) Thông tin xác nhận từ bên ngoài: Là bằng chứng kiểm toán thu thập được dưới dạng
phản hồi bằng văn bản trực tiếp từ bên thứ ba (bên xác nhận) cho kiểm toán viên, thể
là trên giấy tờ, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác;
(b) Thư xác nhận dạng khẳng định (positive confirmation request): đề nghị bên xác
nhận phúc đáp trực tiếp cho kiểm toán viên nêu rõ bên xác nhận đồng ý hoặc không đồng
ý với thông tin cần xác nhận, hoặc cung cấp thông tin yêu cầu xác nhận;
2
(c) Thư xác nhận dạng phủ định (negative confirmation request): đề nghị bên xác
nhận phúc đáp trực tiếp cho kiểm toán viên chỉ khi bên xác nhận không đồng ý với thông
tin được nêu trong thư xác nhận;
(d) Không phản hồi: Là bên xác nhận không phúc đáp hoặc không phúc đáp đầy đủ cho
thư xác nhận dạng khẳng định, hoặc thư xác nhận bị trả lại;
(e) Ngoại lệ: phản hồi cho thấy sự khác nhau giữa thông tin cần xác nhận, hoặc
thông tin trong sổ kế toán của đơn vị và thông tin do bên xác nhận cung cấp.
II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC
Yêu cầu
Thủ tục xác nhận từ bên ngoài
07. Khi thực hiện các thủ tục xác nhận từ bên ngoài, kiểm toán viên phải duy trì kiểm
soát đối với các yêu cầu xác nhận từ bên ngoài, bao gồm:
(a) Xác định thông tin cần được xác nhận hoặc yêu cầu xác nhận (xem hướng dẫn tại
đoạn A1 Chuẩn mực này);
(b) Lựa chọn bên xác nhận thích hợp (xem hướng dẫn tại đoạn A2 Chuẩn mực này);
(c) Thiết kế thư xác nhận, đảm bảo đề đúng địa chỉ của người nhận địa chỉ của kiểm
toán viên để thư phúc đáp sẽ được gửi trực tiếp tới kiểm toán viên (xem hướng dẫn tại
đoạn A3 – A6 Chuẩn mực này);
(d) Gửi thư xác nhận, kể cả gửi thư xác nhận tiếp theo, nếu cần, cho bên xác nhận (xem
hướng dẫn tại đoạn A7 Chuẩn mực này).
Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không đồng ý để kiểm toán viên gửi thư xác
nhận
08. Nếu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không đồng ý để kiểm toán viên gửi thư
xác nhận, kiểm toán viên phải:
(a) Điều tra do của việc Ban Giám đốc không đồng ý thu thập bằng chứng kiểm
toán về tính hợp hợp lệ của các do đó (xem hướng dẫn tại đoạn A8 Chuẩn mực
này);
(b) Xem xét ảnh hưởng của việc Ban Giám đốc không đồng ý đến đánh giá của kiểm
toán viên về rủi ro sai sót trọng yếu liên quan, kể cả rủi ro do gian lận, đến nội
dung, lịch trình phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác (xem hướng dẫn tại đoạn A9
Chuẩn mực này);
(c) Thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế được thiết kế để thu thập bằng chứng kiểm
toán phù hợp và đáng tin cậy (xem hướng dẫn tại đoạn A10 Chuẩn mực này).
3
09. Nếu kiểm toán viên kết luận rằng do của việc Ban Giám đốc đơn vị được kiểm
toán không đồng ý để kiểm toán viên gửi thư xác nhận không hợp lý, hoặc kiểm toán
viên không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán phù hợp đáng tin cậy từ các thủ
tục kiểm toán thay thế, kiểm toán viên phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm
toán theo quy định tại đoạn 16 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260. Kiểm toán viên
cũng phải xác định các ảnh hưởng của vấn đề này đối với cuộc kiểm toán ý kiến kiểm
toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705.
Kết quả của các thủ tục xác nhận từ bên ngoài
Độ tin cậy của các thông tin phản hồi thư xác nhận
10. Nếu kiểm toán viên nhận thấy có các yếu tố làm phát sinh nghi ngờ về độ tin cậy của
thông tin phản hồi thư xác nhận, kiểm toán viên phải thu thập thêm bằng chứng kiểm
toán để giải quyết các nghi ngờ đó (xem hướng dẫn tại đoạn A11 – A16 Chuẩn mực này).
11. Nếu kiểm toán viên xác định rằng thông tin phản hồi thư xác nhận không đáng tin
cậy, kiểm toán viên phải xem xét các ảnh hưởng đến đánh giá về rủi ro sai sót trọng
yếu liên quan, kể cả rủi ro do gian lận ảnh hưởng đến nội dung, lịch trình phạm vi
các thủ tục kiểm toán khác (xem hướng dẫn tại đoạn A17 Chuẩn mực này).
Không phản hồi
12. Trong trường hợp không nhận được phản hồi, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ
tục kiểm toán thay thế để thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp đáng tin cậy (xem
hướng dẫn tại đoạn A18 – A19 Chuẩn mực này).
Trường hợp sự phản hồi thư xác nhận dạng khẳng định không thể thiếu để thu thập
đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
13. Nếu kiểm toán viên đã xác định rằng sự phản hồi thư xác nhận dạng khẳng định
cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp thì các thủ tục kiểm toán
thay thế sẽ không cung cấp được bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên cần. Nếu kiểm
toán viên không được xác nhận đó, kiểm toán viên phải c định các ảnh hưởng của
vấn đề này đối với cuộc kiểm toán ý kiến kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 705 (xem hướng dẫn tại đoạn A20 Chuẩn mực này).
Ngoại lệ
14. Kiểm toán viên phải điều tra các ngoại lệ để xác định liệu các ngoại lệ đó phải
dấu hiệu của sai sót hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A21 – A22 Chuẩn mực này).
Xác nhận dạng phủ định
15. Xác nhận dạng phủ định cung cấp bằng chứng kiểm toán ít thuyết phục n xác
nhận dạng khẳng định. Do đó, kiểm toán viên không được sử dụng thư xác nhận dạng
phủ định như thử nghiệm bản duy nhất nhằm xử rủi ro sai sót trọng yếu đã
đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, trừ khi tồn tại tất cả các trường hợp sau đây (xem hướng
dẫn tại đoạn A23 Chuẩn mực này):
4
(a) Kiểm toán viên đã đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu thấp đã thu thập đầy
đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát liên
quan đến cơ sở dẫn liệu;
(b) Tổng thể các phần tử cần xác nhận qua thư xác nhận dạng phủ định bao gồm một
số lượng lớn các tài khoản có số dư nhỏ, giao dịch nhỏ, hoặc điều kiện đồng nhất;
(c) Tỷ lệ ngoại lệ dự kiến rất thấp;
(d) Kiểm toán viên không biết về các trường hợp hoặc điều kiện khiến người nhận
thư xác nhận dạng phủ định không quan tâm đến yêu cầu xác nhận.
Đánh giá bằng chứng thu thập được
16. Kiểm toán viên phải đánh giá liệu kết quả của các thủ tục xác nhận từ bên ngoài đã
cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đáng tin cậy chưa, hay cần phải thu
thập thêm các bằng chứng kiểm toán khác (xem hướng dẫn tại đoạn A24 A25 Chuẩn
mực này).
III/ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Thủ tục xác nhận từ bên ngoài
Xác định thông tin cần được xác nhận hoặc yêu cầu xác nhận (hướng dẫn đoạn 07(a)
Chuẩn mực này)
A1. Các thủ tục xác nhận từ bên ngoài thường được thực hiện để xác nhận hoặc yêu cầu
cung cấp thông tin liên quan tới các sối khoản các yếu tố cấu thành các số tài
khoản đó. Các thủ tục này cũng có thể được sử dụng để xác nhận các điều khoản của thỏa
thuận, hợp đồng, hoặc giao dịch giữa đơn vị được kiểm toán và các bên khác, hoặc để xác
nhận việc bị thiếu các điều khoản nhất định, như “thỏa thuận phụ”.
Lựa chọn bên xác nhận thích hợp (hướng dẫn đoạn 07(b) Chuẩn mực này)
A2. Thư phúc đáp từn xác nhận cung cấp bằng chứng kiểm toán phù hợp đáng tin
cậy hơn khi thư xác nhận được gửi cho một bên xác nhận kiểm toán viên tin tưởng
rằng hiểu biết về các thông tin cần được xác nhận. dụ, cán bộ của một tổ chức tài
chính hiểu biết về các giao dịch hoặc thỏa thuận cần được xác nhận thể người
phù hợp nhất trong tổ chức tài chính đó để gửi thư yêu cầu xác nhận.
Thiết kế thư xác nhận (hướng dẫn đoạn 07(c) Chuẩn mực này)
A3. Việc thiết kế thư xác nhận ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ phúc đáp, độ tin cậy
nội dung của bằng chứng kiểm toán thu thập được từ thư phúc đáp.
A4. Các yếu tố cần xem xét khi thiết kế thư xác nhận, bao gồm:
(1) Cơ sở dẫn liệu có liên quan;
(2) Các rủi ro có sai sót trọng yếu cụ thể đã được xác định, kể cả rủi ro do gian lận;
5
(3) Hình thức và cách trình bày thư xác nhận;
(4) Kinh nghiệm từ cuộc kiểm toán trước hoặc các hợp đồng tương tự;
(5) Phương thức trao đổi thông tin (ví dụ, trên giấy tờ, thư điện tử hoặc phương tiện
khác);
(6) Việc Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc khuyến khích bên xác
nhận phúc đáp lại kiểm toán viên. Bên xác nhận thể chỉ sẵn sàng phúc đáp lại thư xác
nhận khi có sự đồng ý của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán;
(7) Khả năng bên xác nhận xác nhận hoặc cung cấp thông tin được yêu cầu (ví dụ, xác
nhận giá trị của một hóa đơn hay xác nhận tổng số dư).
A5. Thư c nhận dạng khẳng định yêu cầu bên c nhận phúc đáp lại kiểm toán viên
trong mọi trường hợp, hoặc bằng cách khẳng định bên xác nhận đồng ý với các thông tin
được yêu cầu xác nhận, hoặc bằng cách yêu cầu bên xác nhận cung cấp thông tin. Phản
hồi loại này thường cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy. Tuy nhiên, rủi ro
bên xác nhận thể trả lời thư xác nhận không xác minh thông tin chính xác hay
không. Kiểm toán viên thể giảm rủi ro này bằng cách sử dụng thư xác nhận dạng
khẳng định nhưng không ghi rõ số liệu (hoặc các thông tin khác) trên thư, và yêu cầu bên
xác nhận điền số liệu hoặc cung cấp các thông tin khác. Mặt khác, việc sử dụng dạng thư
xác nhận “trống” này thể làm giảm tỷ lệ phúc đáp do bên xác nhận phải bỏ ra nhiều
công sức hơn để trả lời.
A6. Việc xác định rằng thư xác nhận được điền đúng địa chỉ bao gồm kiểm tra tính
chính xác của một số hoặc tất cả các địa chỉ trên thư xác nhận trước khi gửi đi.
Thư xác nhận tiếp theo (hướng dẫn đoạn 07(d) Chuẩn mực này)
A7. Kiểm toán viên thể gửi thư xác nhận các lần tiếp theo (lần 2, 3…) khi chưa nhận
được phản hồi cho thư xác nhận trước trong một khoảng thời gian hợp lý. dụ, sau khi
đã xác minh lại tính chính c của địa chỉ ban đầu, kiểm toán viên thể gửi thư xác
nhận lần 2 hoặc lần 3…
Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không đồng ý để kiểm toán viên gửi thư xác
nhận
Tính hợp của việc Ban Giám đốc không đồng ý (hướng dẫn đoạn 08(a) Chuẩn mực
này)
A8. Việc Ban Giám đốc không đồng ý để kiểm toán viên gửi thư xác nhận làm hạn chế
phạm vi thu thập bằng chứng kiểm toán kiểm toán viên mong muốn. Do đó, kiểm
toán viên cần điều tra nguyên nhân của s không đồng ý này. Nguyên nhân phổ biến
giữa đơn vị được kiểm toán và bên xác nhận hiện đang tồn tại tranh chấp pháp lý hoặc hai
bên đang thương lượng việc thư xác nhận xuất hiện không đúng lúc thể ảnh hưởng
đến cách giải quyết tranh chấp hoặc thương lượng đó. Kiểm toán viên cần tìm kiếm bằng
chứng kiểm toán về tính hợp hợp lệ của các do, có thể rủi ro Ban Giám
đốc cố tình ngăn không cho kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán cho thấy sự
tồn tại của gian lận hoặc nhầm lẫn.
6
thông tin tài liệu
Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) I/ QUY ĐỊNH CHUNG Phạm vi áp dụng 01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc sử dụng các thủ tục xác nhận từ bên ngoài để thu thập bằng chứng kiểm toán theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500. Các vấn đề liên quan đến các vụ kiện tụng và tranh chấp không được quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực này mà được quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 501.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×