(a) Ban Giám đốc đã cung cấp cho kiểm toán viên tất cả các thông tin liên quan và
các quyền tiếp cận theo điều khoản của hợp đồng kiểm toán quy định tại đoạn 06(b)(iii)
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210;
(b) Tất cả các giao dịch đã được ghi chép và phản ánh trong báo cáo tài chính (xem
hướng dẫn tại đoạn A7 – A9, A14, A22 Chuẩn mực này).
Mô tả trách nhiệm của Ban Giám đốc trong các giải trình bằng văn bản
12. Các giải trình bằng văn bản phải mô tả trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị
được kiểm toán theo quy định tại đoạn 10 và 11 Chuẩn mực này như cách thức mà các
trách nhiệm này được mô tả trong điều khoản của hợp đồng kiểm toán.
Các giải trình bằng văn bản về các vấn đề khác
13. Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác quy định các vấn đề cụ thể mà kiểm
toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán giải trình bằng văn bản.
Ngoài các yêu cầu đó, nếu kiểm toán viên xác định cần thu thập thêm giải trình bằng văn
bản nhằm bổ sung cho các bằng chứng kiểm toán khác liên quan đến báo cáo tài chính
hoặc các cơ sở dẫn liệu cụ thể của báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải yêu cầu Ban
Giám đốc đơn vị cung cấp giải trình bằng văn bản về các vấn đề khác đó (xem hướng dẫn
tại đoạn A10 – A13, A14, A22 Chuẩn mực này).
Ngày ký văn bản giải trình và giai đoạn được giải trình
14. Ngày ký văn bản giải trình phải là ngày gần nhất với ngày lập báo cáo kiểm toán
về báo cáo tài chính mà có thể thực hiện được, nhưng không được sau ngày lập báo cáo
kiểm toán. Văn bản giải trình phải bao gồm giải trình về tất cả các báo cáo tài chính và
giai đoạn được kiểm toán đã đề cập trong báo cáo kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn
A15 – A18 Chuẩn mực này).
Hình thức của các giải trình bằng văn bản
15. Các giải trình bằng văn bản phải được trình bày ở dạng Thư giải trình gửi cho
kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. Nếu pháp luật và các quy định yêu cầu Ban
Giám đốc đơn vị được kiểm toán lập báo cáo công khai về trách nhiệm của Ban Giám
đốc và kiểm toán viên xác định rằng báo cáo đó cung cấp một số hoặc tất cả các nội dung
cần giải trình theo quy định tại đoạn 10 hoặc 11 Chuẩn mực này thì các vấn đề liên quan
đã trình bày trong báo cáo công khai đó không cần phải nêu lại trong Thư giải trình (xem
hướng dẫn tại đoạn A19 – A21 Chuẩn mực này).
Nghi ngờ về độ tin cậy của văn bản giải trình, văn bản giải trình không được cung
cấp hoặc nội dung giải trình không đầy đủ
Nghi ngờ về độ tin cậy của văn bản giải trình
16. Nếu kiểm toán viên lo ngại về năng lực chuyên môn, tính chính trực, tư cách đạo
đức, tính cẩn trọng của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán hoặc lo ngại về cam kết, nỗ
lực của Ban Giám đốc đơn vị để duy trì các phẩm chất trên thì kiểm toán viên phải xác
định ảnh hưởng của sự lo ngại đó đến độ tin cậy của các giải trình (bằng lời hoặc bằng
văn bản) và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán nói chung (xem hướng dẫn tại đoạn
A24 – A25 Chuẩn mực này).
3