DANH MỤC TÀI LIỆU
Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
Chun mc kim toán s 705
Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn
phần
(Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC
ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính)
I/ QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi áp dụng
01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán
viên doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) đối với việc phát hành
báo cáo kiểm toán phù hợp với hoàn cảnh thực tế, theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam s 700 trong trường hợp kiểm toán viên kết luận cần phải
đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
Các dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
02. Chuẩn mực kiểm toán này quy định hướng dẫn ba dạng ý kiến kiểm toán
không phải ý kiến chấp nhận toàn phần, được gọi “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý
kiến kiểm toán trái ngược”từ chối đưa ra ý kiến”. Việc quyết định xem dạng ý kiến
kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần nào là phù hợp phụ thuộc vào:
(a) Bản chất của vấn đề dẫn đến việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không
phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, cụ thể do báo cáo tài chính sai sót trọng yếu
hoặc báo cáo tài chính có thể có sai sót trọng yếu trong trường hợp kiểm toán viên không
thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp;
(b) Xét đoán của kiểm toán viên về ảnh hưởng lan tỏa hoặc những ảnh hưởng thể
của vấn đề nêu tại mục (a) đối với báo cáo tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A1
Chuẩn mực này).
03. Kiểm toán viên doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định hướng
dẫn của Chuẩn mực này trong quá trình kiểm toán lập báo cáo kiểm toán trong
trường hợp đưa ra ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần để công
bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính.
Đơn vđược kiểm toán (khách hàng) các bên sử dụng kết quả kiểm toán cần phải
các hiểu biết cần thiết về nguyên tắc thủ tục lập báo cáo kiểm toán quy định
hướng dẫn trong Chuẩn mực này để hiểu và sử dụng đúng đắn kết quả kiểm toán.
Mục tiêu
04. Mục tiêu của kiểm toán viên doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm
toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính một cách
ràng, phù hợp, và điều này là cần thiết khi:
(a) Dựa trên bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận tổng
thể báo cáo tài chính vẫn còn sai sót trọng yếu; hoặc
(b) Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết
luận rằng tổng thể báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu.
1
Giải thích thuật ngữ
05. Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
(a) Lan tỏa: một thuật ngữ được s dụng, trong điều kiện sai sót, đ tả
những ảnh hưởng của sai sót đối với báo cáo tài chính hoặc tả những ảnh hưởng sâu,
rộng có thể có của sai sót chưa được phát hiện (nếu có) đối với báo cáo tài chính do kiểm
toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. nh hưởng lan tỏa
đối với báo cáo tài chính là những ảnh hưởng mà theo xét đoán của kiểm toán viên:
(i) Những nh hưởng này không chỉ giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản
hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính;
(ii) Kể cả chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản
mục cụ thể của báo cáo tài chính thì những ảnh hưởng này vẫn đại diện hoặc thể đại
diện cho một phần quan trọng của báo cáo tài chính; hoặc
(iii) Những ảnh hưởng này trong trường hợp liên quan đến các thuyết minh, là vấn đề
căn bản để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính.
(b) Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần: một trong ba
dạng ý kiến: “Ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “Ý kiến kiểm toán trái ngược” hoặc “Từ chối
đưa ra ý kiến”.
II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC
Yêu cầu
Các trường hợp kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải ý kiến
chấp nhận toàn phần
06. Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phảiý kiến chấp nhận toàn
phần trong báo cáo kiểm toán khi:
(a) Dựa trên bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là tổng
thể báo cáo tài chính vẫn còn sai sót trọng yếu (xem hướng dẫn đoạn A2 A7 Chuẩn
mực này); hoặc
(b) Kiểm toán viên không th thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
để kết luận rằng tổng thể báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu (xem hướng dẫn
đoạn A8 – A12 Chuẩn mực này).
Xác định dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
07. Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán ngoại trừ” khi:
2
(a) Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán
viên kết luận các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, ảnh hưởng trọng yếu nhưng
không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc
(b) Kiểm toán viên không th thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
để làm sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh
hưởng thể của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) thể trọng yếu nhưng
không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
Ý kiến kiểm toán trái ngược
08. Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng
chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận các sai
sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, ảnh hưởng trọng yếu lan tỏa đối với báo cáo tài
chính.
Từ chối đưa ra ý kiến
09. Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập
được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm sở đưa ra ý kiến kiểm toán
kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng thể có của các sai sót chưa được phát
hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
10. Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, kiểm
toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm
toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng kiểm toán
viên vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán v báo cáo tài chính do những
ảnh hưởng tương tác thể của những yếu tố không chắc chắn những ảnh hưởng
lũy kế của những yếu tố này đến báo cáo tài chính.
Hậu quả của việc không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp bởi những
hạn chế do Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán áp đặt sau khi kiểm toán viên và doanh
nghiệp kiểm toán đã chấp nhận hợp đồng kiểm toán
11. Sau khi đã chấp nhận hợp đồng kiểm toán, nếu kiểm toán viên nhận thấy Ban Giám
đốc đơn vị được kiểm toán áp đặt giới hạn phạm vi kiểm toán khiến cho kiểm toán viên
thấy cần phải đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến về báo cáo tài
chính, kiểm toán viên phải đề nghị Ban Giám đốc đơn vị xóa bỏ các giới hạn đó.
12. Nếu Ban Giám đốc đơn vị từ chối xóa bỏ các giới hạn đã đề cập trong đoạn 11 nêu
trên, kiểm toán viên phải trao đổi vấn đề này với Ban quản trị đơn vị, trừ khi tất cả các
thành viên Ban quản trị đều thành viên Ban Giám đốc đơn vị (theo quy định tại đoạn
13 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260) và xác định xem liệu có thể thực hiện các thủ
tục kiểm toán thay thế để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay không.
13. Nếu kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích
hợp, kiểm toán viên phải xác định ảnh hưởng của vấn đề đó như sau:
3
(a) Nếu kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng thể của các sai sót
chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài
chính, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ; hoặc
(b) Nếu kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng thể của các sai sót
chưa được phát hiện (nếu có) thể là trọng yếulan tỏa đối với báo cáo tài chính đến
mức việc đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ chưa đủ đ thể hiện mức độ nghiêm trọng
của sai sót thì kiểm toán viên phải:
(i) Rút khỏi cuộc kiểm toán, nếu thể phù hợp với pháp luật các quy định
(xem hướng dẫn đoạn A13 – A14 Chuẩn mực này); hoặc
(ii) Từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính, nếu kiểm toán viên không thể
hoặc pháp luật các quy định không cho phép rút khỏi cuộc kiểm toán trước khi phát
hành báo cáo kiểm toán.
14. Nếu kiểm toán viên thực hiện như quy định tại đoạn 13(b)(i) nêu trên thì trước khi
rút khỏi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm
toán về tất cả những vấn đề liên quan đến các sai sót đã phát hiện trong quá trình kiểm
toán mà có thể dẫn đến việc đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn
phần (xem hướng dẫn đoạn A15 Chuẩn mực này).
Những vấn đề khác cần xem xét liên quan đến ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối
đưa ra ý kiến
15. Khi kiểm toán viên thấy cần đưa ra ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối đưa ra
ý kiến về tổng thể bộ báo cáo tài chính (đầy đủ), báo cáo kiểm toán không được trình bày
đồng thời ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần đối với một báo cáo tài chính riêng
lẻ hoặc đối với một hoặc một số yếu tố, tài khoản, khoản mục cụ thể của một báo cáo tài
chính được lập theo cùng khuôn khổ về lập trình bày báo cáo tài chính được áp dụng
cho bộ báo cáo tài chính (đầy đủ). Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 805 quy định
hướng dẫn những trường hợp kiểm toán viên được thuê để đưa ra ý kiến kiểm toán riêng
biệt về một hoặc một syếu tố, tài khoản, khoản mục cụ thể của một báo cáo tài chính.
Trong những trường hợp như vậy, trong cùng một báo cáo kiểm toán, việc đưa ra ý kiến
kiểm toán chấp nhận toàn phần s mâu thuẫn với ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ
chối đưa ra ý kiến của kiểm toán viên đối với tổng th báo cáo tài chính (xem hướng dẫn
đoạn A16 Chuẩn mực này).
Hình thức và nội dung báo cáo kiểm toán khi ý kiến kiểm toán không phảiý kiến
chấp nhận toàn phần
Đoạn mô tả cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
16. Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn
phần đối với báo cáo tài chính, ngoài những yếu tố cụ thể phải trình bày theo quy định
của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, kiểm toán viên phải trình bày trong báo cáo
kiểm toán một đoạn mô tả về vấn đề dẫn đến việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán
không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Kiểm toán viên phải đặt đoạn này ngay trước
đoạn ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán phải sử dụng tiêu đề “Cơ sở của ý
4
kiến kiểm toán ngoại trừ”, “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược” hoặc “Cơ sở của việc
từ chối đưa ra ý kiến” một cách thích hợp (xem hướng dẫn đoạn A17 Chuẩn mực này).
17. Nếu có một sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính liên quan đến những số liệu cụ
thể của báo cáo tài chính (kể cả những thuyết minh mang tính định lượng), kiểm toán
viên phải mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của sai sót đó trong đoạn cơ sở
của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, trừ khi điều đó là không
thể thực hiện được. Nếu không thể định lượng được ảnh hưởng về mặt tài chính của sai
sót, kiểm toán viên phải trình bày điều này trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không
phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (xem hướng dẫn đoạn A18 Chuẩn mực này).
18. Nếu có một sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính liên quan đến các thuyết minh
bằng lời trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải giải thích rõ thuyết minh đó bị sai sót
như thế nào trong đoạn sở của ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn
phần.
19. Nếu có một sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính liên quan đến việc không
thuyết minh thông tin cần phải được thuyết minh, kiểm toán viên phải:
(a) Thảo luận về việc không thuyết minh thông tin với Ban quản trị đơn vị được kiểm
toán;
(b) tả tính chất của thông tin bị bỏ sót trong đoạn sở của ý kiến kiểm toán
không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần;
(c) Trình bày thông tin bị bỏ sót nếu th thực hiện được nếu kiểm toán viên đã
thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về thông tin bị bỏ sót, trừ khi pháp
luật và các quy định không cho phép (xem hướng dẫn đoạn A19 Chuẩn mực này).
20. Nếu việc đưa ra ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần
do kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm
toán viên phải trình bày do của việc không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán
trong đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
21. Kể cả trường hợp kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán dạng trái ngược hoặc từ
chối đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải mô tả trong đoạn cơ sở của ý
kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần về do của bất kỳ vấn đề nào
khác mà kiểm toán viên nhận thấy cần phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến
chấp nhận toàn phần và những ảnh hưởng của vấn đề đó đến báo cáo tài chính được kiểm
toán (xem hướng dẫn đoạn A20 Chuẩn mực này).
Đoạn ý kiến kiểm toán
22. Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn
phần, kiểm toán viên phải sử dụng tiêu đề “Ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “Ý kiến kiểm
toán trái ngược” hoặc “Từ chối đưa ra ý kiến”, tùy trường hợp (xem hướng dẫn đoạn
A21, A23 – A24 Chuẩn mực này)
5
23. Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ do sai sót trọng yếu
trong báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải nêu trong đoạn ý kiến kiểm toán rằng, theo ý
kiến của kiểm toán viên, ngoại trừ ảnh hưởng của các vấn đề nêu trong đoạn cơ sở của ý
kiến kiểm toán ngoại trừ:
(a) Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu,
phù hợp với [khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng], nếu báo cáo
tài chính được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý; hoặc
(b) Báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, tuân thủ [khuôn khổ
về lập trình bày báo cáo tài chính được áp dụng], nếu báo cáo tài chính được lập theo
khuôn khổ về tuân thủ.
Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần do
không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải sử
dụng cụm từ “ngoại trừ những ảnh hưởng thể ca những vấn đề …” trong đoạn ý
kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần (xem hướng dẫn đoạn A22
Chuẩn mực này).
24. Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán trái ngược, kiểm toán viên phải trình
bày trong đoạn ý kiến kiểm toán rằng, theo ý kiến của kiểm toán viên, do mức độ
nghiêm trọng của những vấn đề tả trong đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái
ngược”:
(a) Báo cáo tài chính đã phản ánh không trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng
yếu, không phù hợp với [khuôn khổ vlập trình bày báo cáo tài chính được áp dụng],
nếu báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về trình bày hợp lý; hoặc
(b) Báo cáo tài chính đã không được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, tuân thủ [khuôn
khổ về lập trình bày báo cáo tài chính được áp dụng], nếu báo cáo tài chính được lập
theo khuôn khổ về tuân thủ.
25. Khi kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến do không thể thu thập được đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải nêu trong đoạn ý kiến kiểm toán là:
(a) Do mức độ nghiêm trọng của vấn đề mô tả trong đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa
ra ý kiến”, kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích
hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và do đó,
(b) Kiểm toán viên không đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính.
tả về trách nhiệm của kiểm toán viên khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán
ngoại trừ hoặc ý kiến kiểm toán trái ngược
26. Khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến kiểm toán trái
ngược, kiểm toán viên phải sửa đoạn mô tả về trách nhiệm của kiểm toán viên để thể hiện
6
thông tin tài liệu
Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) I/ QUY ĐỊNH CHUNG Phạm vi áp dụng 01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) đối với việc phát hành báo cáo kiểm toán phù hợp với hoàn cảnh thực tế, theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 và trong trường hợp kiểm toán viên kết luận cần phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Các dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần 02. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn ba dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, được gọi là “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra ý kiến”. Việc quyết định xem dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần nào là phù hợp phụ thuộc vào:
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×