DANH MỤC TÀI LIỆU
Chuẩn mực kiểm toán số 706
Chun mc kim toán s 706
Chuẩn mực kiểm toán số 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” “Vấn đề khác”
trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
(Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC
ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính)
I/ QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi áp dụng
01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán
viên doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi “kiểm toán viên”) trong việc đưa ra các
thông tin bổ sung trong báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên xét thấy cần phải:
(a) Thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với các vấn đề được trình bày hoặc thuyết
minh trong báo cáo tài chính các vấn đề đó đặc biệt quan trọng để người sử dụng
hiểu được báo cáo tài chính; hoặc
(b) Thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với các vấn đề khác, ngoài các vấn đề
được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, các vấn đề khác đó thích
hợp để người sử dụng hiểu hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên
hoặc về báo cáo kiểm toán.
02. Phụ lục 01 02 của Chuẩn mựcy cung cấp danh sách các chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam khác quy định cụ thể về việc kiểm toán viên phải bổ sung đoạn “Vấn
đề cần nhấn mạnh” hoặc “Vấn đề khác” vào báo cáo kiểm toán. Trong các trường hợp đó,
kiểm toán viên phải áp dụng các quy định hướng dẫn của Chuẩn mực này liên quan
đến hình thức và vị trí các đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc “Vấn đề khác”.
03. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng
dẫn của Chuẩn mực này trong quá trình kiểm toán lập báo cáo kiểm toán trong
trường hợp đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc “Vấn đề khác” để công bố kết quả
kiểm toán báo cáo tài chính.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) các bên sử dụng kết quả kiểm toán cần
phải các hiểu biết cần thiết về nguyên tắc thủ tục lập báo cáo kiểm toán theo quy
định và hướng dẫn trong Chuẩn mực này để sử dụng đúng đắn kết quả kiểm toán.
Mục tiêu
04. Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán, sau khi đã hình thành ý
kiến kiểm toán về báo cáo tài chính, là thu hút sự chú ý của người sử dụng (khi kiểm toán
viên xét thấy cần thiết) đối với các vấn đề sau, bằng cách bổ sung các thông tin ràng
vào báo cáo kiểm toán:
(a) Một vấn đề đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính, mặc
dù vấn đề đó đã được trình bày hoặc thuyết minh phù hợp trong báo cáo tài chính; hoặc
(b) Bất kỳ vấn đề nào khác (nếu phù hợp) mà vấn đề khác đó là thích hợp để người sử
dụng hiểun về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo
kiểm toán.
1
Giải thích thuật ngữ
05. Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
(a) Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh”: đoạn trong báo cáo kiểm toán đề cập đến vấn
đề đã được trình bày hoặc thuyết minh phù hợp trong báo cáo tài chính theo xét đoán
của kiểm toán viên, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo
tài chính;
(b) Đoạn “Vấn đề khác”: đoạn trong o cáo kiểm toán đề cập đến vấn đề khác,
ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét
đoán của kiểm toán viên, vấn đề khác đó thích hợp để người sử dụng hiểu hơn về
cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán.
II/ NỘI DUNG CHUẨN MỰC
Yêu cầu
Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán
06. Nếu kiểm toán viên thấy cần phải thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với
một vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, mà theo xét đoán
của kiểm toán viên, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo
tài chính thì kiểm toán viên phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo
cáo kiểm toán, để thể hiện kiểm toán viên đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp cho thấy vấn đề đó không bị sai sót trọng yếu trong báo cáo i chính. Đoạn
“Vấn đề cần nhấn mạnh” chỉ được đề cập đến các thông tin đã được trình bày hoặc thuyết
minh trong báo cáo tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A1 – A2 Chuẩn mực này).
07. Khi trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán
viên phải:
(a) Trình bày đoạn này ngay sau đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên” trong báo cáo
kiểm toán;
(b) Sử dụng tiêu đề: “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc “Các vấn đề cần nhấn mạnh”;
(c) Thể hiện sự tham chiếu ràng đến vấn đề được nhấn mạnh đến các thuyết
minh liên quan trong báo cáo tài chính có mô tả đầy đủ về vấn đề đó;
(d) Thể hiện ý kiến của kiểm toán viên không bị thay đổi do ảnh hưởng ca vấn
đề được nhấn mạnh đó (xem hướng dẫn tại đoạn A3 – A4 Chuẩn mực này).
Đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán
08. Nếu kiểm toán viên thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề
đã được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính, theo xét đoán của kiểm
toán viên, vấn đề khác đó thích hợp để người sử dụng hiểu hơn về cuộc kiểm toán,
về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các
2
quy định cũng không cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày về vấn đề đó trong
báo cáo kiểm toán, với tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn đề khác”. Kiểm toán viên
phải trình bày đoạn này ngay sau đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên” và đoạn “Vấn đề cần
nhấn mạnh” (nếu có), hoặc một vị trí khác trong báo cáo kiểm toán nếu nội dung đoạn
“Vấn đề khác” thích hợp với phần “Báo cáo về cácu cầu khác của pháp luật các
quy định” (xem hướng dẫn tại đoạn A5 – A11 Chuẩn mực này).
Trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán
09. Nếu kiểm toán viên dự định trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc “Vấn
đề khác” trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị
được kiểm toán về dự định này về dự thảo đoạn đó (xem hướng dẫn tại đoạn A12
Chuẩn mực này).
III/ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG
Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán
Các trường hợp có thể cần trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” (hướng dẫn đoạn 06
Chuẩn mực này)
A1. dụ về các trường hợp kiểm toán viên thể thấy cần phải trình bày đoạn
“Vấn đề cần nhấn mạnh”, bao gồm:
(a) Sự không chắc chắn liên quan tới kết quả trong tương lai của các vụ kiện tụng
hoặc các quyết định của cơ quan quản lý;
(b) Việc áp dụng một chuẩn mực kế toán mới trước ngày có hiệu lực (nếu được
phép) mà việc áp dụng đó có ảnh hưởng lan tỏa đối với báo cáo tài chính;
(c) Một biến cố lớn đã ảnh hưởng hoặc tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình
tài chính của đơn vị.
A2. Nếu sử dụng rộng rãi đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” slàm giảm tính hữu hiệu
của việc kiểm toán viên trao đổi về vấn đề đó. Ngoài ra, việc đưa thêm thông tin vào đoạn
“Vấn đề cần nhấn mạnh” so với các thông tin đã được trìnhy hoặc thuyết minh trong
báo cáo tài chính thể làm người sử dụng hiểu rằng vấn đề đó đã không được trình bày
hoặc thuyết minh phù hợp trong báo cáo tài chính. Do đó, đoạn 06 Chuẩn mực này giới
hạn việc sdụng đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong phạm vi các vấn đề đã được trình
bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính.
Trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán (hướng dẫn đoạn 07
Chuẩn mực này)
A3. Việc trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán không
làm ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán viên. Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” không thay
thế cho việc:
3
(a) Kiểm toán viên đưa ý kiến kiểm toán ngoại trừ, trái ngược, hoặc từ chối đưa ra ý
kiến, theo yêu cầu thực tế của cuộc kiểm toán cụ thể (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 705); hoặc
(b) Ban Giám đốc phải trình bày các thuyết minh trong báo cáo tài chính theo yêu
cầu của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
A4. Phụ lục 03 của Chuẩn mực này cung cấp dụ minh họa về đoạn “Vấn đề cần
nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ.
Đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán (hướng dẫn đoạn 08 Chuẩn mực này)
Các trường hợp có thể cần trình bày đoạn “Vấn đề khác”
“Vấn đề khác” thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán
A5. Trong rất ít trường hợp, do sự áp đặt của Ban Giám đốc làm giới hạn phạm vi
kiểm toán dẫn đến việc kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp điều này có thể ảnh hưởng lan tỏa đối với báo cáo tài chính nhưng kiểm
toán viên không thể rút khỏi hợp đồng kiểm toán (xem đoạn 13(b)(ii) Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam s705 về tình huống này). Khi đó, ngoài việc từ chối đưa ra ý kiến kiểm
toán theo quy định hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705, kiểm toán
viên thể thấy cần phải trình bày đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán để giải
thích lý do của việc kiểm toán viên không thể rút khỏi hợp đồng kiểm toán.
“Vấn đề khác” thích hợp để người sử dụng hiểu hơn về trách nhiệm của kiểm toán
viên hoặc về báo cáo kiểm toán
A6. Pháp luật và các quy định có thể yêu cầu hoặc cho phép kiểm toán viên trình bày
chi tiết về các vấn đề để giải thích thêm về trách nhiệm của kiểm toán viên trong cuộc
kiểm toán báo cáo tài chính hoặc về báo cáo kiểm toán. Khi cần thiết, kiểm toán viên
thể sử dụng tiêu đề phụ để mô tả nội dung của đoạn “Vấn đề khác”.
A7. Đoạn “Vấn đề khác” không được sử dụng để trình bày về các trách nhiệm báo
cáo khác trong trường hợp kiểm toán viên các trách nhiệm báo cáo khác ngoài trách
nhiệm đưa ra ý kiến kiểm toán về o cáo tài chính theo quy định của chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam (xem “Các trách nhiệm báo cáo khác” quy định tại đoạn 38 39 Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 700), hoặc khi kiểm toán viên được yêu cầu phải thực hiện
và báo cáo về các thủ tục bổ sung cụ thể, hay phải đưa ra ý kiến về các vấn đề cụ thể.
Báo cáo kiểm toán về hai báo cáo tài chính trở lên
A8. Một đơn vị thể lập trình bày một báo cáo tài chính theo khuôn khổ về lập
và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung (ví dụ, theo chuẩn mực kế toán, chế độ
kế toán (doanh nghiệp)Việt Nam) và một báo cáo tài chính theo khuôn khổ về lập và trình
bày báo cáo tài chính cho mục đích chung khác (ví dụ, theo chuẩn mực lập trình bày
báo cáo tài chính quốc tế). Đơn vị có thể yêu cầu kiểm toán viên kiểm toán cả hai bộ báo
cáo tài chính này. Nếu kiểm toán viên xác định rằng các khuôn khổ về lập trình bày
các báo cáo i chính đó thể chấp nhận được thì kiểm toán viên thể trình y
đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán, trong đó nêu đơn vị đã lập một báo cáo
4
tài chính khác theo khuôn khổ về lập trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung
khác và kiểm toán viên đã phát hành một báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đó.
Hạn chế việc cung cấp hoặc sử dụng báo cáo kiểm toán
A9. Báo cáo tài chính được lập cho mục đích đặc biệt thể được lập trình bày
theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung vì đối tượng sử
dụng dự kiến đã xác định là báo cáo tài chính đó vẫn đáp ứng được các thông tin tài chính
đối tượng sử dụng cần. Do báo cáo kiểm toán được sử dụng cho các đối tượng dự
kiến cụ thể, nên kiểm toán viên cần trình bày thêm đoạn “Vấn đề khác”, trong đó nêu
báo cáo kiểm toán chỉ đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng dự kiến không
được cung cấp hoặc cho các bên khác sử dụng.
Trình bày đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán
A10. Nội dung đoạn “Vấn đề khác” cần th hiện vấn đề đó không bắt buộc phải
trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính. Đoạn “Vấn đề khác” không được bao
gồm các thông tin mà kiểm toán viên bị cấm nêu ra theo yêu cầu của pháp luật và các quy
định hoặc các chuẩn mực nghề nghiệp, dụ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp liên quan
đến việc bảo mật thông tin. Đoạn “Vấn đề khác” cũng không bao gồm các thông tin
Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán phải cung cấp theo khuôn khổ về lập trình bày
báo cáo tài chính được áp dụng.
A11. Vị trí của đoạn “Vấn đề khác” phụ thuộc vào nội dung của thông tin cần trình bày.
Nếu việc trình bày đoạn “Vấn đề khác” để thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với
vấn đề liên quan đến sự hiểu biết của người sử dụng về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
thì đoạn này được đặt ngay sau đoạn “Ý kiến của kiểm toán viên” đoạn “Vấn đề cần
nhấn mạnh” (nếu có). Nếu việc trình bày đoạn “Vấn đề khác” là để thu hút sự chú ý của
người sử dụng đối với vấn đề liên quan đến các trách nhiệm báo cáo khác của kiểm toán
viên được đề cập trong báo cáo kiểm toán thì đoạn này được đặt trong phần có tiêu đề
“Báo cáo về các yêu cầu khác của pháp luật và các quy định”. Ngoài ra, khi liên quan đến
tất cả các trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc hiểu biết của người sử dụng về báo cáo
kiểm toán, đoạn “Vấn đề khác” thể được trình bày thành một phần riêng, sau phần
“Báo o kiểm toán về Báo cáo tài chính” phần “Báo cáo về các yêu cầu khác của
pháp luật và các quy định”.
Trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (hướng dẫn đoạn 09 Chuẩn mực
này)
A12. Việc trao đổi này giúp Ban quản trị đơn vị được kiểm toán biết được bản chất của
các vấn đề cụ thể kiểm toán viên dự định sẽ làm nổi bật trong báo cáo kiểm toán
tạo hội cho Ban quản trị nhận được thêm những giải thích ràng từ kiểm toán viên,
nếu cần thiết. Khi việc trình bày đoạn “Vấn đề khác” về một vấn đề cụ thể trong báo cáo
kiểm toán được lặp lại trong cuộc kiểm toán tiếp theo, kiểm toán viên thể không cần
phải trao đổi lại với Ban quản trị về vấn đề đó trong cuộc kiểm toán sau.
5
Phụ lục 01
(Hướng dẫn đoạn 02 Chuẩn mực này)
DANH SÁCH CÁC CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM KHÁC QUY
ĐỊNH VỀ ĐOẠN “VẤN ĐỀ CẦN NHẤN MẠNH”
Phụ lục này cung cấp danh sách các đoạn trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác
quy định về việc kiểm toán viên phải trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong
báo cáo kiểm toán trong các trường hợp cụ thể. Danh sách này không thay thế cho các
quy định và hướng dẫn cụ thể trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác.
(1) Đoạn 19(b) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210;
(2) Đoạn 12(b) và đoạn 16 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560;
(3) Đoạn 19 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570;
(4) Đoạn 14 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 800.
Phụ lục 02
(Hướng dẫn đoạn 02 Chuẩn mực này)
DANH SÁCH CÁC CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM KHÁC QUY
ĐỊNH VỀ ĐOẠN “VẤN ĐỀ KHÁC”
Phụ lục này cung cấp danh sách các đoạn trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác
quy định về việc kiểm toán viên phải trình bày đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo
kiểm toán trong các trường hợp cụ thể. Danh sách này không thay thế cho các quy định
và hướng dẫn cụ thể trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác.
(1) Đoạn 12(b) và đoạn 16 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560;
(2) Đoạn 13 – 14, 16 – 17 và đoạn 19 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 710;
(3) Đoạn 10(a) Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 720.
Phụ lục 03
6
thông tin tài liệu
Chuẩn mực kiểm toán số 706: Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) I/ QUY ĐỊNH CHUNG Phạm vi áp dụng 01. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) trong việc đưa ra các thông tin bổ sung trong báo cáo kiểm toán khi kiểm toán viên xét thấy cần phải: (a) Thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với các vấn đề được trình bày hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính mà các vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính; hoặc
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×