Ví dụ, với mục đích xác định giá trị tài sản thuần của đơn vị tại thời điểm thanh lý (bán),
người bán và người mua phải thống nhất rằng các ước tính mang tính thận trọng cho các
khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi là phù hợp với nhu cầu của họ, mặc dù thông tin tài
chính đó là khác biệt khi đối chiếu với cùng thông tin đó nhưng được lập theo khuôn khổ
về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung.
Lưu ý khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (hướng dẫn đoạn 09 Chuẩn mực này)
A9. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ: (a)
chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, bao gồm cả tính độc lập, liên quan
đến hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính, và (b) tất cả các chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam có liên quan đến cuộc kiểm toán. Đoạn 14, 18, 22 – 23 Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 200 cũng yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ tất cả các quy định của từng
chuẩn mực kiểm toán, trừ khi trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán, toàn bộ chuẩn
mực kiểm toán đó là không liên quan đến cuộc kiểm toán; hoặc một số quy định là không
phù hợp bởi vì quy định đó phải được áp dụng có điều kiện và điều kiện đó lại không tồn
tại. Trong trường hợp ngoại lệ, kiểm toán viên có thể xét thấy cần phải thực hiện khác với
một quy định nào đó của một chuẩn mực kiểm toán, bằng cách thực hiện các thủ tục kiểm
toán thay thế để đạt được mục tiêu của quy định đó.
A10. Kiểm toán viên cần lưu ý khi áp dụng một số quy định của các chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt. Ví dụ, theo
quy định tại đoạn 02 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320, những xét đoán về các vấn
đề trọng yếu đối với người sử dụng báo cáo tài chính phải dựa trên việc xem xét các nhu
cầu chung về thông tin tài chính của nhóm người sử dụng. Tuy nhiên, khi kiểm toán báo
cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, những xét đoán này phải dựa trên việc xem xét các
nhu cầu thông tin tài chính của người sử dụng dự kiến.
A11. Đối với báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, ví dụ, báo cáo tài chính được lập
và trình bày theo các điều khoản thỏa thuận cho mục đích đặc biệt, Ban Giám đốc đơn vị
được kiểm toán có thể thống nhất với người sử dụng dự kiến về mức giá trị mà các sai sót
phát hiện trong quá trình kiểm toán có giá trị dưới mức đó sẽ không phải sửa chữa hoặc
điều chỉnh. Sự tồn tại của mức giá trị đó không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên
trong việc xác định mức trọng yếu theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
320 để phục vụ lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc
biệt.
A12. Việc trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán theo các quy định và hướng
dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được căn cứ vào mối liên hệ giữa Ban quản trị
và báo cáo tài chính được kiểm toán, cụ thể là Ban quản trị có chịu trách nhiệm giám sát
việc lập và trình bày báo cáo tài chính đó hay không. Đối với báo cáo tài chính cho mục
đích đặc biệt, Ban quản trị đơn vị được kiểm toán có thể không có trách nhiệm giám sát
này; ví dụ, khi các thông tin tài chính chỉ được lập riêng cho Ban Giám đốc sử dụng.
Trường hợp này, các quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260 có thể không
liên quan đến cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt, trừ khi kiểm toán
viên cũng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho mục đích chung của đơn vị; hoặc
kiểm toán viên đã nhất trí với Ban quản trị đơn vị là sẽ trao đổi với Ban quản trị về các
6