DANH MỤC TÀI LIỆU
Chuẩn mực về doanh thu và thu nhập khác
CHUẨN MỰC SỐ 14
DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
QUY ĐỊNH CHUNG
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương
pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận
doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và
lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát
sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
(a) Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào;
(b) Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc
nhiều kỳ kế toán;
(c) Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
Tiền lãi: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản
tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp, như: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi
đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán...;
Tiền bản quyền: Là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản,
như: Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính...;
Cổ tức và lợi nhuận được chia: Là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu
hoặc góp vốn.
(d) Các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên
(Nội dung các khoản thu nhập khác quy định tại đoạn 30).
Chuẩn mực này không áp dụng cho kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác được
quy định ở các chuẩn mực kế toán khác.
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
1
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng
mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai
quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách
hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua
thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các
hoạt động tạo ra doanh thu.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán
một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
NỘI DUNG CHUẨN MỰC
04. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không
làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi
người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người
nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ
sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
XÁC ĐỊNH DOANH THU
05. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
06. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với
bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã
thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu
thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
2
07. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu
được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong
tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.
Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu
được trong tương lai.
08. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về
bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương
tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh
thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều
chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định
được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng
giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền
hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
NHẬN BIẾT GIAO DỊCH
09. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch trong chuẩn mực này được áp dụng riêng biệt cho
từng giao dịch. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng
tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch
đó. Ví dụ, khi trong giá bán một sản phẩm có một khoản đã định trước cho việc cung cấp
dịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng sẽ được
dời lại cho đến khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đó. Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch
còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt
thương mại. Trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể. Ví dụ,
doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại
chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng và
doanh thu không được ghi nhận.
DOANH THU BÁN HÀNG
10. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện
sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
3
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
11. Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong hầu hết
các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao
lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người
mua.
Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng
hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi
nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều
hình thức khác nhau, như:
(a) Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình
thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường;
(b) Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua
hàng hóa đó;
(c) Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng của
hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;
(d) Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong
hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại
hay không.
12. Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu
hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ doanh
nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ
các khoản thanh toán.
13. Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi
ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc
4
yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử
lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận
chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không). Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong
trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu
được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi
giảm doanh thu. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu
khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các
khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng
nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
14. Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời
theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng
(như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện
ghi nhận doanh thu được thỏa mãn. Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không
được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận
tiền trước của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ
được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện quy định ở đoạn
10.
DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ
15. Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch
đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên
quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã
hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp
dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch
cung cấp dịch vụ đó.
16. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc
xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương pháp
5
tỷ lệ hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế toán được
xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành.
17. Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận
được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đã ghi
nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu. Khi không chắc
chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (Nợ phải thu khó đòi) thì
phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Khoản nợ phải thu
khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ
phải thu khó đòi.
18. Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận được với
bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:
(a) Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ;
(b) Giá thanh toán;
(c) Thời hạn và phương thức thanh toán.
Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tài
chính và kế toán phù hợp. Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửa đổi cách
ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ.
19. Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp sau, tuỳ
thuộc vào bản chất của dịch vụ:
(a) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
(b) So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công
việc phải hoàn thành;
(c) Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao
dịch cung cấp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ hay các
khoản ứng trước của khách hàng.
20. Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà không tách
biệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh thu từng kỳ được
ghi nhận theo phương pháp bình quân. Khi có một hoạt động cơ bản so với các hoạt động
6
thông tin tài liệu
QUY ĐỊNH CHUNG 01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. 02. Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×