DANH MỤC TÀI LIỆU
chức năng của rễ cây
Sinh học 6
Bài 9: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
-Nêu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ .
-Qua quan sát nhận thấy được đặc điểm cấu tạo phù hợp chức năng của
chúng.
2. Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng quan sát, phân tích
3. Thái độ:
-Giáo dục ý thức bảo vệ cây
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Tranh vẽ phóng to hình 10.1 , 10.2
Bảng phụ (chưa điền thông tin)
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
- Nêu đặc điểm của từng loại rễ?
- Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề:
Các miền của rễ đều có chức năng quan trọng, nhưng vì sao miền hút
lại là phần quan trọng nhất của rễ? Nó có cấu tạo phù hợp với việc hút
nước và muối khoáng hoà tan trong đất như thế nào?
b/ Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt Động 1:
GV: Yêu cầu hs nhắc lại các miền của
rễ và chức năng của mỗi miền?
HS: nhắc lại
GV: Treo hình 10.1 + giới thiệu cho hs
quan sát 2 tranh vẽ
Yêu cầu hs đọc bảng SGK, so sánh
với hình vẽ hiểu được cấu tạo chức
năng miền hút .
HS: Thực hiện
Hoạt Động 2:
GV: Yêu cầu hs thảo luận từng đôi:
Xác định 2 miền: vỏ và trụ giữa.
I. Quan sát tranh:
II. Cấu tạo chức năng
miền hút của rễ:
(Bảng phụ)
Sinh học 6
Vị trí, cấu tạo các bộ phận của vỏ, trụ
giữa
HS: Đại diện nhóm trình bày, 1-2 hs
khác nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận và nêu câu hỏi
Cấu tạo miền hút gồm mấy phần?
GV: Yêu cầu hs lên chỉ vào h10.1, nêu
cấu tạo của miền hút?
HS: Lên bảng
GV: Hoàn thành bảng phụ phần cấu tạo
GV: Yêu cầu hs đọc cột chức năng
Mỗi bộ phận thực hiện chức năng gì?
HS: Trả lời
GV: Hoàn chỉnh bảng phụ về chức
năng
So sánh sự khác nhau giữa tế bào lông
hút và tế bào TV?
HS: Trả lời
GV: sao nói mỗi lông hút một tế
bào, nó có tồn tại mãi không?
HS: Giải thích
GV: Lưu ý:
Mỗi lông hút một tế bào đủ
các thành phần của tế bào như: vách tế
bào, chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút
chính là tế bào biểu bì kéo dài .
Lông hút không tồn tại mãi, khi già
sẽ rụng đi.
GV: Phân biệt 2 loại mạch?
HS: Phát biểu
GV: Nhấn mạnh chiều dẫn truyền
Cấu tạo: miền hút của rễ gồm
2 phần: Vỏ và trụ giữa
Chức năng:
a. Vỏ
- Biểu bì: Bảo vệ hút nước
và muối khoáng hòa tan.
- Thịt vỏ: Chuyển các chất từ
lông hút vào trụ giữa.
b. Trụ giữa
- Mạch rây: Vận chuyển chấy
hữu cơ đi nuôi cây.
- Mạch gỗ: Chuyển nước
muối khoáng từ rễ lên thân
lá.
- Ruột: Chứa chất dự trữ
4. Củng cố: (4 Phút)
-Đọc ghi nhớ
-Chỉ trên hình vẽ các bộ phận của miền hút và chức năng?
-Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? vì sao?
5. Dặn dò: (1 Phút)
-Trả lời câu hỏi Sgk.
-Làm BT trang 33 (hướng dẫn)
-Bài mới: tìm hiểu các thí nghiệm ở sgk?
thông tin tài liệu
chức năng của rễ cây Cấu tạo: miền hút của rễ gồm 2 phần: Vỏ và trụ giữa Chức năng: a. Vỏ - Biểu bì: Bảo vệ và hút nước và muối khoáng hòa tan. - Thịt vỏ: Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. b. Trụ giữa - Mạch rây: Vận chuyển chấy hữu cơ đi nuôi cây. - Mạch gỗ: Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá. - Ruột: Chứa chất dự trữ
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×