2
LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường ( theo định nghĩa của luật bảo vệ môi trường Việt Nam
1993) bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội của đất nước, dân tộc và
nhân loại. Môi trường tạo cho con người phương tiện để có thể sinh sống và
cho con người cơ hội để phát triển trí tuệ, đạo đức, xã hội và tinh thần. Trong
suốt quá trình phát triển lâu dài của mình, con người với sự thúc đẩy nhanh
của khoa học và công nghệ đã tiến đến một giai đoạn giành được sức mạnh
làm biến đổi môi trường bằng hà xa số những phương thức và quy mô chưa
từng có. Con người vừa là đối tượng bảo vệ vừa là người phá hoại môi
trường.
Con người luôn luôn tích luỹ kinh nghiệm và thường xuyên tìm kiếm những
phát minh, sáng tạo và vươn tới những tầm cao mới.
Tuy nhiên môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con
người đặc biệt là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như đất, nước, không
khí, hệ động thực vật… Tình trạng môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu
đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi mỗi quốc gia.
Nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường là do các hoạt động
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt. Tốc độ
đô thị hoá, công nghiệp hoá tại các thành phố lớn gây ra áp lực nặng nề đối
với môi trường và cộng đồng. Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tại trong việc
giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải rắn và ô nhiễm không khí, vấn đề
ô nhiễm do nước thải cũng thực sự là một mối đe doạ tới sức khoẻ cộng đồng.
Trong những năm gần đây, Hải Phòng đã có những thay đổi chiến lược
trong đường lối xây dựng kinh tế xã hội và bước vào thời kỳ đổi mới toàn