Phương thức bán hàng thành công cho các doanh nghiệp trong
thời đại công nghệ số
Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của ngành công nghệ thông tin và các
mạng viễn thông, với sự phổ rộng của Internet và tăng trưởng không ngừng
của các thuê bao điện thoại, đã làm thay đổi phương thức bán hàng của các
doanh nghiệp hiện nay. Internet và điện thoại trở thành kênh bán hàng lý
tưởng đối với các doanh nghiệp lớn nhỏ.
Theo dự báo của eBay, đến năm 2020, doanh số bán hàng trực tuyến sẽ
vượt qua doanh số bán hàng theo phương pháp truyền thống ở những mặt
hàng như hàng điện tử và sách. Hiện nay, cứ 13 bảng chi cho mua sắm thì
người tiêu dùng Anh lại chi ra một bảng để mua sắm trực tuyến, nhưng đến
năm 2020, con số này sẽ tăng thêm 1 bảng nữa.
Tập đoàn Amazon.com bắt đầu bán sách qua mạng năm 1995, không có
cửa hàng truyền thống nào cả, hoàn toàn bán hàng trực tuyến, nhưng đến
nay, giá trị thị trường của nó là khoảng 35 tỷ đô-la, gấp hơn 20 lần so với giá
trị thị trường của Barnes & Nobles (chỉ khoảng 1,5 tỷ đô-la), dù Barnes &
Nobles là tập đoàn bán sách có tuổi đời gần 100 năm, với gần 800 cửa hàng
sách khắp nước Mỹ.
Tại Việt Nam, bán hàng trực tuyến và qua điện thoại cũng đang trên đà
phát triển và đã mở rộng ra rất nhiều ngành hàng: kim khí điện máy, điện
thoại di động, sách, văn phòng phẩm, trang sức, nước hoa... Với khoảng một
phần tư dân số (khoảng 24,3 triệu người) sử dụng Internet (theo thống kê của
mạng Royal Pingdom năm 2010), và con số này vẫn đang tăng lên nhanh, thì
kênh bán hàng trực tuyến sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai gần. Cũng
theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Việt, khoảng 70% các công
ty kinh doanh, dịch vụ của Việt Nam sử dụng hệ thống bán hàng qua điện
thoại và Internet.
Tuy nhiên, bán hàng qua điện thoại và Internet không phải là sân chơi của
bất kỳ ai, và mang tính cạnh tranh gay gắt. Vì thế, để thành công trong lĩnh
vực này, nhân viên bán hàng cần hiểu rõ những yếu tố của hình thức bán