DANH MỤC TÀI LIỆU
CÔNG THỨC TÍNH TIỀN
Công thức tính tiền lời/tiền lãi
I. Tính lãi đơn
1. Xác định số tiền vốn (P). Đầu tiên bạn phải biết số tiền vốn ban đầu là bao
nhiêu, ta gọi đó là P.
Ví dụ, nếu bạn cho một người vay 2.000.000 đồng, số vốn ban đầu chính là
2.000.000 đồng.
2. Xác định lãi suất (r). Trước khi tính xem số tiền vốn sẽ tăng lên bao nhiêu trong
tương lai, bạn phải biết tốc độ gia tăng của số tiền đó. Đây chính là lãi suất và được
ký hiệu là r.
Giả sử bạn cho một người vay với cam kết là họ sẽ trả lại bạn 2 triệu đồng
cùng với 1,5% của số tiền đó vào cuối tháng thứ 6. Lãi suất đơn là 1,5%.
Nhưng trước khi tính bạn phải chuyển 1,5% thành số thập phân. Lấy giá trị
phần trăm chia cho 100 bạn sẽ có giá trị thập phân, nghĩa là 1,5% ÷ 100 =
0,015. Giá trị r bây giờ là 0,015.
3. Tính lãi đơn. Để tính lãi đơn bạn chỉ cần nhân số vốn ban đầu cho lãi suất, tiền
lãi = P x r.
Nếu bạn lồng các giá trị xác định bên trên vào (P = 2.000.000 và r = 0,015),
kết quả là 2.000.000 x 0,015 = 30.000. Như vậy số tiền bạn được nhận là
2.000.000 + 30.000 đồng tiền lãi.
II. Tính lãi kép
1. Xác định số tiền vốn (P). Đầu tiên bạn phải biết số tiền vốn ban đầu là bao nhiêu,
ta gọi đó là P. Để tính sơ bộ số tiền lãi thu về, bạn nhân số vốn ban đầu cho lãi suất
như trình bày trong phần "Tính lãi đơn". Tuy nhiên cách tính này không tính tới
trường hợp số vốn ban đầu cũng tăng lên theo thời gian khi tiền lãi cộng dồn vào.
Muốn tính lãi kép cho số tiền gốc bạn làm theo các bước sau.
Ví dụ, nếu bạn mở một tài khoản tiết kiệm với số tiền gửi là 2 triệu đồng thì
vốn gốc ban đầu là 2 triệu.
2. Xác định lãi suất (r). Trước khi tính xem tiền lãi là bao nhiêu trong tương lai, bạn
phải biết tốc độ gia tăng của số vốn gốc. Đây là lãi suất r. Lưu ý giá trị r phải là số
thập phân, không phải phần trăm.
Giả sử tài khoản tiết kiệm bạn mở với lãi suất 1,5%, đây chính là tốc độ gia
tăng của số vốn gốc. Trước khi tính tiền lãi bạn phải chuyển 1,5% ra số thập
phân. Lấy giá trị phần trăm này chia cho 100 bạn sẽ có giá trị thập phân, nghĩa
là 1,5% ÷ 100 = 0,015. Giá trị r bây giờ là 0,015.
3. Xác định kỳ hạn thanh toán (n). Bạn phải biết tiền lãi sẽ được thanh toán sau kỳ
hạn bao lâu, vì số lãi đó được cộng dồn vào tiền vốn ban đầu và ảnh hưởng đến số lãi
trong kỳ hạn tiếp theo. Kỳ hạn thanh toán được ký hiệu là biến số n.
Ví dụ, nếu tài khoản tiết kiệm của bạn cộng dồn theo quỹ, thì một năm có 4
lần (sau mỗi ba tháng) tiền lãi sẽ được cộng vào vốn gốc ban đầu. Nếu tiền lãi
cộng dồn theo quý thì n=4.
Nhưng nếu tiền lãi cộng dồn hằng ngày thì n=365, hoặc hằng tháng thì n=12.
4. Quyết định số năm bạn muốn tính lãi. Số năm cần tính lãi được ký hiệu là biến
số t.
Giả sử bạn muốn biết sau 10 năm tiền lãi là bao nhiêu thì biến t có giá trị là
10.
5. Thay các giá trị vào công thức tính lãi kép. Công thức tính lãi kép như sau:
P(1+r/n)nt[1]. Công thức này xác định tổng số tiền có trong tài khoản của bạn (tiền lãi
cộng với vốn gốc ban đầu).
Ví dụ, nếu bạn thay các giá trị xác định bên trên (P=2.000.000; r=0,015; n=4;
t=10) vào công thức tính lãi kép, ta có 2000000 (1+0,015/4)4x10.
6. Tính tổng số tiền trong tài khoản. Trong khi giải bạn phải để ý thứ tự thực hiện
các phép tính. Đầu tiên tính trong ngoặc đơn trước, sau đó tính số mũ và cuối cùng
nhân cho số vốn gốc.
Với phép tính 2000000 (1+0,015/4)4x10 bạn có kết quả là 2.323.010 đồng. Bây
giờ bạn biết nếu mình đầu tư 2 triệu đồng vào tài khoản với lãi suất 1,5%, kỳ
hạn thanh toán theo từng quỹ, bạn sẽ có tổng cộng (lãi và vốn) 2.323.010 đồng
trong tài khoản sau khi hết mười năm.
thông tin tài liệu
Để tính sơ bộ số tiền lãi thu về bạn nhân số vốn ban đầu cho lãi suất. Trước khi tính xem số vốn tăng lên bao nhiêu trong tương lai bạn phải biết tốc độ gia tăng của số tiền đó.
Mở rộng để xem thêm
xem nhiều trong tuần
yêu cầu tài liệu
Giúp bạn tìm tài liệu chưa có

LÝ THUYẾT TOÁN


×