
CƯ XỬ VỚI ĐỒNG NGIỆP THẾ NÀO KHI ĐƯỢC TĂNG CHỨC
Cuối cùng thì những cố gắng của bạn đã được đền đáp. Bạn được thăng chức trong chính bộ
phận của mình. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu tiên ở cương vị mới, bạn sẽ phải đối mặt với
khó khăn, vì quá trình thăng cấp từ đồng nghiệp trở thành sếp thường gây nên những thách thức
giữa các cá nhân. Vấn đề thăng tiến có thể sẽ tạo áp lực lên mối quan hệ riêng tư và quan hệ nơi
công sở giữa bạn với đồng nghiệp.
Không giống như việc tiến đến vị trí cấp cao trong một tổ chức mới, bạn và đồng nghiệp biết rõ
điểm mạnh và điểm yếu của nhau. Một mặt, bạn phải làm việc hòa hợp với cấp dưới; mặt khác,
bạn sẽ cần phải thiết lập các mối quan hệ dựa trên vai trò và trách nhiệm mới của mình. Bên cạnh
đó, kỳ vọng từ các đồng nghiệp cũng như lãnh đạo của bạn có thể sẽ không giống nhau. Bạn phải
đối mặt với những mâu thuẫn này, song song đó vừa phải nâng cao hiệu suất công việc, thể hiện
vai trò quản lý của mình, vừa tạo môi trường làm việc hòa hợp giữa mọi người với nhau.
Trước tiên, bạn hãy trả lời hai câu hỏi sau:
1. Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?
2. Bạn có đủ điều kiện cần thiết để làm tốt công việc của mình không?
Bước quan trọng đầu tiên là giải quyết những câu hỏi này và bắt đầu thiết lập kế hoạch cho chính
mình trong vai trò quản lý mới của bạn. Hãy cùng tìm hiểu những lời khuyên sau:
Thông báo đến bộ phận của bạn
Bổ nhiệm quản lý là một quyết định quan trọng của cả phòng. Vì vậy, đừng xem việc thông báo
đến cả phòng và đồng nghiệp là đáng sợ. Bạn hãy mở một cuộc họp nhằm thông báo cho các