* Hoạt động 1: (15’)
- HS đọc mục 1-SGK.
- GV giảng theo SGK “sau khi…..bãi bỏ”. Và giải
thích.
? Trưng Trắc được suy tôn làm vua, việc đó có ý nghĩa
và tác dụng như thế nào?
- GV giảng theo SGK “Được tin….nghĩa quân”.
? Vì sao vua Hán chỉ hạ lệnh cho các quận miền nam
TQ khẩn trương chuẩn bị quân, xe, thuyền… đàn áp
khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không tiến hành đàn áp
ngay?
- GVKL: Sau khi giành thắng lợi Hai Bà Trưng đã bắt
tay vào xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với
cuộc xâm lược của nhà Hán. Những việc làm tuy ngắn
(2 năm) nhưng đã góp phần nâng cao ý trí đấu tranh
bảo vệ độc lập của nhân dân.
* Hoạt động 2: (20’)
- HS đọc mục 2-SGK.
- GV giảng theo SGK.
? Em có nhận xét gì về lực lượng và đường tiến quân
của nhà Hán khi sang xâm lược nước ta?
? Vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân
xâm lược này?
(Mã Viện là tên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lại
lắm mưu nhiều kế, quen chinh chiến ở phương Nam..)
- GVđọc bài thơ của Nguyễn Du chế diễu nhân cách
tầm thường và bộ mặt tham lam độc ác của Mã Viện.
“ Sáu chục người ta sức mỏi mòn
Riêng ông yên giáp nhảy bon bon…’’
- HS quan sát kênh chữ SGK.
- Gọi HS trình bày (điền kí hiệu vào lược đồ cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Hán).
- GV mô tả và ghi.
- Gọi HS đọc đoạn in nghiêng.
? Tại sao Mã Viện lại nhớ về vùng này như vậy? Có
phải vì thời tiết ở đây quá khắc nghiệt không?
- GV giảng tiếp theo SGK.
? Vì sao Hai Bà Trưng phải tự vẫn?
(Lực lượng của ta yếu ….ko để rơi vào tay giặc..)
? Cuộc kháng chiến tuy thất bại song có ý nghĩa lịch
sử như thế nào?
- GV cho HS xem H 45 và liên hệ “ Kỷ niệm hai bà
Trưng vào ngày 8-3 và nhân dân lập đền thờ”.
- GVKL
1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi
giành được độc lập .
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm
vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Bà phong chức tước cho những
người có công, tổ chức lại chính
quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật
pháp nhà Hán.
2. Cuộc kháng chiến chống xâm
lược Hán (42- 43) đã diến ra như
thế nào?.
* Diễn biến:
- Tháng 4- 42, 2 vạn quân Hán do
Mã Viện chỉ huy tiến vào nước ta
theo hai đường bộ và đường thủy,
chúng tấn công Hợp Phố.
- Hai Bà Trưng kéo lên Lãng Bạc để
nghênh chiến.
- Quân địch đông và mạnh, Trưng
Vương quyết định lui quân về Cổ
Loa- Mê Linh, sau đó rút về Cấm
Khê, quân ta chiến đấu ngoan cường,
tháng 3 - 43 Hai Bà Trưng hi sinh,
cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến
tháng 11 - 43 mới kết thúc.
*Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
cho ý chí quật cường bất khuất của
nhân dân ta.
4. Củng cố (3’)