Bài ca Côn Sơn (Cô Sơn ca) Lục bát
Tiếng gà trưa Các thể tho khác
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Các thể tho khác
Sông núi nướcnam (Nam Quốc Sơn Hà) Tuyệt cú đường luật (thất ngôn tứ tuỵêt)
Đọc câu 4 SGK trang 181
Tìm những ý mà em cho là không chính xác
4. Những ý kiến không chính xác
a. Đó là thơ trữ tình thì nhất thiết chì được dùng một phương thức biểu cảm.
c. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
i. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.
k. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
Điền vào chổ trống bài tập 5 SGK trang 182?
5. Điền vào chổ trống
a. Tập thể và truyền miệng
b. Lục bát
GV thuyết giảng để HS khắc sâu 3 nội dung cơ bản trong phần ghi nhớ.
II. Ghi nhớ
SGK trang 182
Khi nắm khá niệm thứ nhất cần nắm quan niệm lệch lạc: đã là thơ thì nhất thiết
phải là trữ tình, văn xuôi thì nhất thiết phài là tự sự.Chuẩn để xác định trữ tình là để
biểu hiện tình cảm, cảm xúc chứ không phải là thơ hay văn xuôi.
Phân biệt sự khác nhau giữa thơ trữ tình và ca dao trữ tình?
Cái chung nhất tính chất phi cá thể nổi lên hàng đầu: ca dao.
Thơ trữ tình cần thông qua những rung động của cá nhân để tìm tòi cái chung
Chủ thể trữ tình là tác giả hoặc cơ bản là tác giả.
Nội dung thứ ba vẫn cần lưu ý: biểu hiện tình cảm một cách gián tiếp (thông qua
tự sự, miêu tả, lập luận)
III. Luyện tập
Đọc hai câu thơ của Nguyễn Trãi cho biết nội dung thơ trữ tình và hình thức thơ trữ
tình được thể hiện qua hai câu thơ của Nguyễn Trãi?
1. Nội dung và hình thức trữ tình thể hiện trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi:
_ Nội dung:
Thể hiện niềm ưu tư, canh cánh một tấm lòng lo cho nước cho dân.
_ Hình thức:
Nỗi niềm đó được nói lên bằng hình thức kể (suốt ngỳa, đêm lạnh) và tả (hình ảnh
“quàng chăn ngủ chẵn yên”) ở câu trên và hình thức so sánh ở câu dưới.(so sánh tấm
lòng ưu ái của mình lúc nào cũng “cuồn cuộn như nước triều đông”)
So sánh tình huống thể hiện tình yêu qưe hương và cách thể hiện tình cảm qua
hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)” và “Ngẫu nhiên viết
nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)”?
2. Tình huống thể hiện tình yêu qưe hương và cách thể hiện tình cảm qua hai bài
thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)” và “Ngẫu nhiên viết nhân
buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)”
a. Tình huống:
_ “Tĩnh dạ tứ”: một người ở xa quê trong một đêm trăng sáng nhớ quê.
_ Hồi hương ngẫu thư: một người mới về quê sau cả đời xa quê, bị coi là khách
khi trở về nơi chôn nhau cắt rốn.
b. Cách thể hiện tình cảm:
_ “Tĩnh dạ tứ”: dùng ánh trăng làm nền để thể hiện tình cảm nhớ quê mònh, nhớ
quê thao thức không ngủ, nhình trăng, nhìn trăng lại càng nhớ quê (nghệ thuật đối)