Nội dung văn bản biểu cảm Văn bản biểu cảm có nội dung biểu đạt tình cảm, cảm xúc,
sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh
Mục đích biểu cảm Thỏa mãn nhu cầu biểu cảm của con người, khơi gợi lòng
đồng cảm nơi người đọc
Phương tiện biểu cảm Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn
biểu cảm còn dùng các biện pháp tự sự, miêu tả, dùng các
phép tu từ để khơi gợi cảm xúc.
8/Kẻ bảng và điền vào chổ trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.
Mở bài Nêu hiện tượng, sự vật, sự việc và nói rõ lí do vì sao lại thích hiện tượng, sự vật ấy
Thân bài Dùng lời văn tự sự kết hợp với miêu tả để nói lên đặc điểm của hiện tượng, sự vật, sự
việc ấy trong đời sống xã hội, trong đời sống riêng tư của bản thân. Lời văn cần bộc
lộ những cảm nghĩ, cảm xúc sâu sắc.
Kết luận Tình cảm đối với hiện tượng, sự vật, sự việc ấy
II.Văn nghị luận
2/ Trong đời sống văn bản nghị luận thường xuất hiện: trong các hội nghị, hội thảo
dưới dạng những ý kiến tham gia thảo luận.
Ví dụ: ý kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá, ý kiến làm thế nào để học tốt.
Trên báo chí, văn bản nghị luận thường xuất hiện trong các bài xã luận, các lời
kêu gọi.
Trong SGK văn nghị luận thường xuất hiện ở các bài văn bàn về những vấn đề xã
hội- nhân sinh và những vấn đề chung
3/Bài văn nghị luận phải có các yếu tố cơ bản là:
_ Luận điểm
_ Luận cứ
_ Lập luận
* Trong đó Luận điểm là yếu tố quan trọng
4/ Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn và là linh hồn của
bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm nêu ra dưới hình thức
câu khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn chân thật, đáp ứng nhu cầu
thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Câu a, dlà luận điểm vì nó khẳng định một vấn đề, thể hiện tư tưởng của người
viết.
Câu b là câu cảm thán.
Câu c là một cụm danh từ.
5/ Cách nói như vậy là không đúng. Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm
và dẫn chứng, còn phải phân tích dẫn chứng và dùng lí lẽ, diễn giải sao cho dẩn
chứng khẳng định được luận điểm cần chứng minh. Lí lẽ và dẫn chứng phải được
lựa chọn phải tiêu biểu.
6/ So sánh cách làm hai đề:
_ Giống nhau: điều nêu ra luận đề là “lòng biết ơn”
_ Khác nhau:
a. Phải giải thích câu tục ngữ theo các bước
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
Tại sao “ăn quả’’ lại nhớ “kẻ trồng cây”
b. Dùng dẫn chứng để chứng minh “ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ
đúng”
Giải thích là dùng lí lẽ làm sáng tỏvấn đề
Chứng minh là dùng dẫn chứng (và lí lẽ) để khẳng định vấn đề.
4.Củng cố