1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay đô thị hoá là quá trình không thể thiếu ở mỗi quốc gia trên thế
giới, chúng mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh và hiện đại. Hoà
chung quá trình phát triển của thế giới, trong 20 năm qua Việt Nam đã đạt được
những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP
liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
năm 2011 đạt 7,2%, mức cao thứ ba trong các nước Châu Á, sau Trung Quốc
và Ấn Độ. Cùng với đó, theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới đến
tháng 11/2011 dân số nước ta hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87
triệu người. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu
người/năm, tương đương với dân số của một tỉnh trung bình. Bên cạnh những lợi
ích về kinh tế - xã hội, tăng dân số, đô thị hoá quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn
đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững.
Sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên
trong thói quen sinh hoạt của con người làm cho rác thải có số lượng ngày
một tăng, thành phần phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại
với môi trường và sức khoẻ con người. Hiện nay, không chỉ ở các thành phố
lớn mà ở các khu vực thị trấn, nông thôn số lượng rác sinh hoạt thải ra mỗi
ngày cũng đang tăng nhanh. Mỗi ngày ở vùng nông thôn Bắc Ninh thải ra gần
400 tấn rác thải sinh hoạt các loại nhưng chỉ 80 % được thu gom, tập kết với
biện pháp xử lý thô sơ, chủ yếu là hình thức chôn lấp vừa tốn diện tích đất
vừa ô nhiễm nguồn nước do qua trình thấm rỉ của rác thải. Chính vì vậy việc
đánh giá hiện trạng thu gom và quản lý xử lý giảm thiểu các tác động xấu của
rác thải sinh hoạt là một trong các vấn đề cấp bách hiện nay. có ý nghĩa
Mặt khác, nếu được xử lý hợp lý rác sẽ trở thành một nguồn tài nguyên
quý giá, nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác. Trong đó, rác thải
hữu cơ sẽ được tận dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ có ý nghĩa đặc
biệt trong sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn bổ sung hữu cơ vào đất góp
phần vào chương trình phát triển nông nghiệp bền vững và an toàn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên và được sự đồng của ban chủ nhiệm
khoa Tài Nguyên và Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,