LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã sớm được các nhà
kinh tế học quan tâm ngay từ thế kỷ 18. Khi xã hội càng hiện đại, càng phát triển
thì mức độ tác động của con người lên nguồn tài nguyên thiên nhiên càng mạnh
mẽ. Con người sử dụng tài nguyên là nguồn nguyên liệu đầu vào cho mọi hoạt
động sản xuất để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của mình. Chính vì vậy, vấn
đề sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên trở thành vấn đề đáng quan tâm của
toàn xã hội. Vào khoảng những năm 1960 – 1970, kinh tế học tài nguyên và môi
trường ra đời nhằm nghiên cứu giá trị kinh tế của chất lượng tài nguyên môi trường
cũng như những thiệt hại môi trường do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con
người gây ra. Kinh tế tài nguyên môi trường nghiên cứu mối quan hệ tương tác,
quy định, phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường, lý giải và giải quyết các
vấn đề môi trường từ giác độ kinh tế theo hướng đảm bảo cả ba mặt kinh tế, xã hội
và môi trường. Từ đó đưa ra được những góp ý bổ ích cho các nhà quản lý trong
việc hoạch định chính sách phù hợp để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, chất
lượng môi trường tự nhiên và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.
Tìm hiểu môn học này, chúng tôi có một cái nhìn đầy đủ hơn về tài nguyên
thiên nhiên cũng như giá trị chất lượng môi trường có thể lượng giá được bằng
tiền. Từ đó thấy được giá trị sẵn lòng chi trả của con người để được hưởng thụ các
cảnh quan thiên nhiên cũng như cho việc bảo tồn các giá trị của tự nhiên, các loài
động thực vật để tạo nên những giá trị bền vững trong tương lai. Dưới góc nhìn của
các nhà kinh tế, vấn đề tài nguyên môi trường được đánh giá cụ thể và đầy đủ hơn,
tạo động lực thúc đẩy con người có trách nhiệm hơn đối với môi trường tự nhiên.
Trong đề tài của mình, tôi đã sử dụng các kiến thức chuyên ngành để tìm hiểu về
các giá trị của khu di tích lịch sử Côn Sơn và đánh giá các giá trị đó thông qua