Nghiên cứu đặc tính chất thải rắn hữu cơ đô thị Hà Nội và thăm dò quá trình phân hủy yếm khí ở quy mô
pilot – Đỗ Quốc Cường – Lớp CNMT K50QN
Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ rất nhanh đã
trở thành nhân tố tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, đô thị hóa đã tạo nên sức ép
về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền
vững. Lượng CTR sinh hoạt tại các đô thị của nước ta đang có xu thế phát sinh ngày
càng tăng.
CTR đô thị có thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ khá cao, việc xử lý CTR đô thị
cho đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Vấn đề đặt ra là diện tích sử dụng cho các bãi
chôn lấp ngày càng bị thu hẹp, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bãi chôn
lấp diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát. Môi trường đất, nước và không khí ở khu
vực bãi chôn lấp bị ô nhiễm bởi nước rác, các khí nhà kính sinh ra từ bãi chôn lấp
như CH4, CO2… làm cho Trái đất ấm lên.
Ngoài ra thì các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần, nhu cầu tìm
các nguồn năng lượng mới để thay thế là vấn đề cấp bách hiện nay.
Vì vậy, xử lý thành phần hữu cơ của CTR đô thị trước khi chôn lấp là vấn đề
hết sức quan trọng và cần thiết. Có hai phương pháp chủ yếu để xử lý tái chế thành
phần hữu cơ trong CTR đô thị là phân hủy hiếu khí làm phân compost và phân hủy
yếm khí sinh biogas. Hiện nay, ở nước ta phương pháp phân hủy hiếu khí làm phân
compost đang được áp dụng ở nhiều nơi, tuy nhiên phương pháp này vẫn có nhiều
hạn chế nhất định. Bên cạnh đó phương pháp phân hủy yếm khí thành phần hữu cơ
của CTR đô thị là công nghệ đã được nghiên cứu và áp dụng nhiều trên thế giới,
cho thấy có nhiều ưu điểm hơn so với quá trình hiếu khí, nhưng ở Việt Nam phương
pháp này vẫn chưa được chú ý nhiều.
Phân hủy yếm khí là quá trình xử lý sinh học ở đó rất nhiều nhóm vi sinh vật
sẽ biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản và ổn định trong
điều kiện không có ôxy. Quá trình này tạo ra khí sinh học (hỗn hợp chủ yếu CH4 và
CO2) được sử dụng làm một nguồn năng lượng tái sinh. Bên cạnh đó, quá trình này
còn làm giảm đáng kể thể tích của CTR trước khi đem chôn lấp.
1.2. Mục đích của đề tài
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN – Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 869355