Lời giới thiệu
Vàng đang là kênh đầu tư được chú ý nhất hiện nay tại Việt Nam và trên
thế giới. Nhưng, giống như chứng khoán, lĩnh vực đầu tư vàng cũng đòi hỏi
nhà đầu tư trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để không phải đầu tư
theo kiểu đánh bạc đầy rủi ro. Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư đều rất coi
trọng vàng, nhưng ít người hiểu được sâu sắc vai trò của nó trong thị trường
tài chính thế giới. Được xem như loại tài sản có độ “trú ẩn an toàn”, thứ kim
loại quý giá này có thể gia tăng giá trị khi thị trường chứng khoán mất điểm
và ngay cả khi nền kinh tế bị suy thoái.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường vàng Việt Nam đã và đang có
những bước tiến mạnh mẽ và ngày càng biến động cùng nhịp hơn với thị
trường thế giới. Cùng với sự tụt dốc của thị trường chứng khoán và việc
“đóng băng” trên thị trường bất động sản thì chuyển hướng sang lĩnh vực
kinh doanh vàng đang là lựa chọn hấp dẫn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, phải
thừa nhận một sự thật kinh doanh vàng luôn là kênh đầu tư ẩn chứa nhiều rủi
ro, khó dự báo chính xác. Vì vậy, sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức, bản lĩnh
và kinh nghiệm đầu tư được xem là hành trang không thể thiếu để các nhà
đầu tư tự tin tham gia vào cuộc chơi.
Theo BIS (Bank of Intemational Settlement), cấu trúc thị trường tài
chính toàn cầu được phân thành hai phần chênh lệch nhau khá lớn: Thương
mại và đầu tư (giao dịch vật chất) chỉ chiếm 15%, trong khi Phòng ngừa rủi
ro và đầu cơ (giao dịch vị thế) lại chiếm đến 85%. Do đó, kiến thức trong
việc phân tích và ra quyết định đầu tư, kinh doanh vàng là điều rất cần thiết
cho các nhà đầu tư. Một số liệu đáng buồn là theo thống kê trong thời gian
qua, có đến 90% nhà đầu tư vàng tại Việt Nam bị thua lỗ! Nguyên nhân là đa
số nhà đầu tư chủ yếu kinh doanh vàng mang tính nghiệp dư. Một lý do
khách quan là chúng ta chưa có nhiều chuyên gia giỏi về đầu tư vàng cũng
như có rất ít sách viết về đề tài này. Trong khi đó, nhà đầu tư vàng chuyên
nghiệp đòi hỏi phải có sự am hiểu kiến thức về nền kinh tế thế giới, đặc biệt
là các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc..., hoạt động của
các Ngân hàng Trung ương và các quỹ đầu cơ vàng lớn, sức mạnh của đồng
USD, sự thay đổi trên thị trường chứng khoán, giá cả các nguyên liệu trên thị
trường thế giới, cùng với tình hình kinh tế Việt Nam, chính sách tỷ giá ....