Giảm tính chất khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và nóng bức vào mùa hè.
- Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:
Địa hình ven biển nước ta đa dạng: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu với bãi triều
rộng lớn, những rạn san hô. . .
Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất
phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo.
- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn (Nam Côn Sơn và Cửu Long, Thổ Chu
– Mã Lai). Ngoài ra còn có cát, quặng titan,..,trữ lượng muối biển lớn tập trung ở Nam Trung Bộ.
Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng (2000 loài cá, hơn
100 loài tôm…), các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Thiên tai:
Bão: 9 – 10 cơn/năm, 3 – 4 cơn đổ bộ trực tiếp vào nước ta.
Sạt lở bờ biển: tập trung ở dải bờ biển Trung Bộ
Hiện tượng cát bay, cát chảy ở ven biển miền Trung.
Câu 11: Khí hậu nhiệt đới ẩm gí mùa ở nước ta được biểu hiện như thế nào?
- Tính chất nhiệt đới:
Nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng bức xạ lớn, mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời qua
thiên đỉnh, cán cân bức xạ dương quanh năm.
Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn:
Các khối khí di chuyển qua biển làm cho lượng mưa trung bình năm cao: 1500–2000 mm.
Độ ẩm không khí cao trên 80%. Cân bằng ẩm luôn dương.
- Gió mùa: nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có Tín phong hoạt động. Nhưng khí hậu VN bị ảnh hưởng của các
khối khí hoạt động theo mùa. Gió mùa đã lấn át hoạt động của Tín Phong.
Đặc điểm Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ
Thời gian Tháng 11 đến tháng 4 Tháng 5 đến tháng 10
Nguồn
gốc
Cao áp lạnh Xibia Cao áp Nam Ần Độ Dương.
Hướng
gió
Đông Bắc Tây Nam
Tính chất
Tạo nên
một mùa đông lạnh ở miền Bắc, nửa
đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa
đông lạnh ẩm.
Khi di
chuyển xuống phía Nam, gió mùa
Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh và
hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã
Riêng từ
Đà Nẵng trở vào, gió tín phong BBC
thổi theo hướng ĐB gây mưa vùng
ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và
Tây Nguyên là mùa khô.
Đầu mùa
hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi
vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây
Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và
phần nam của Tây Bắc có hoạt động của
gió Lào khô, nóng do khối khí này bị
biến tính
Giữa và
cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam hoạt
động mạnh. Khi vượt qua xích đạo, khối
khí này nóng ẩm hơn, gây mưa lớn và
kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
Hoạt động
của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ